Nhiều người mang tâm lý sợ thất bại mà không dám bắt đầu một cái
mới. Họ hỏi tôi:
“Nếu những phương pháp này không hiệu quả thì sao?”,
“Nếu chúng chỉ làm mất thời gian của tôi thì thế nào?”, “Chắc chẳng ăn
thua gì, tôi đã thử hết mọi cách”.
Nhiều người mất hết tinh thần vì những
vết thương lòng do thất bại trong quá khứ gây ra và họ không dám liều
mình thử một phương pháp nào mới. Vì sợ thất bại và phải thất vọng một
lần nữa, họ suốt đời rụt rè nghi hoặc, nhiều người trong số đó thà khoanh
tay chứ không dám làm gì.
“Ghét của nào trời trao của ấy”
, những người
sợ thất bại thường hay gặp chuyện bất như ý.
Trong khi đó, những người thành công coi những lần “xôi hỏng bỏng
không” là một phần quan trọng trong quá trình học hỏi và biến nó thành bàn
đạp cho thành công. Khi áp dụng một phương pháp nào đó mà không có tác
dụng, họ sẽ không bỏ cuộc hay quy lỗi cho bên thứ ba mà chỉ coi đó là
thông tin phản hồi rằng phương pháp của họ không hiệu quả. Sau đó họ sẽ
thay đổi biện pháp cho đến khi thành công mới thôi.
Vậy, nếu bạn cằn nhằn la mắng con cái trong suốt 15 năm qua mà
không có tác dụng, hãy NGỪNG LA RẦY! Lặp đi lặp lại một việc làm nào
đó và nhận được kết quả như cũ chẳng phải là điên rồ hay sao? Nhưng bạn
cũng chớ vội đầu hàng và nghĩ rằng mình là một người cha người mẹ thất
bại hoặc bạn có một đứa con “đồ bỏ”. Đổ lỗi cho bản thân hay cho con cái
đều là việc tuyệt đối không nên làm.
Thay vào đó, hãy tiếp nhận nó như một thông tin phản hồi rằng phương
pháp mắng mỏ cằn nhằn không có tác dụng trong việc làm thay đổi tính
chất mối quan hệ cha mẹ và con cái trong trường hợp này. Ở những chương
sau, bạn sẽ làm quen với nhiều công cụ và phương pháp mới đã được chứng
minh là hiệu quả để giải quyết rắc rối này. Tôi dám chắc rằng bạn sẽ tìm