Nhưng trước khi gieo hạt giống tốt xuống, tương tự như người nông
dân, bạn cần nhổ sạch cỏ dại để có đất cho hạt giống phát triển. Tức là đánh
bật những niềm tin tiêu cực ra khỏi tâm trí trẻ.
Dẹp bỏ niềm tin tiêu cực bằng cách loại trừ các “bằng chứng” liên
quan đến nó
Có nhiều bước mà cha mẹ có thể tiến hành để giúp trẻ gỡ bỏ những rào
cản tinh thần đang giam hãm tiềm năng của chúng. Đầu tiên, bạn cần xác
định rõ con bạn hiện có suy nghĩ tiêu cực gì. Chẳng hạn, chúng nghĩ gì về
học tập, về cuộc sống và những việc khác. Cách tốt nhất để thực hiện việc
tìm hiểu này là hãy thường xuyên chú ý đến những gì chúng nói. Qua cách
lắng nghe mà không chỉ trích, bạn dần dần nhận diện được những niềm tin
và cách nghĩ tiêu cực nơi trẻ.
Qua kinh nghiệm làm việc với các em đủ mọi lứa tuổi, chúng tôi khám
phá ra rằng hầu hết bọn trẻ có cách nghĩ rất tiêu cực như
“người khác làm
được việc đó, riêng mình thì không”
. Chúng tin rằng những đứa bạn đạt
điểm cao hơn và thành công hơn vì “chúng nó” thông minh hơn, giỏi giang
hơn hoặc được ưu đãi hơn (ví dụ, được thầy cô ưu ái hơn).
Chúng cũng có cách nghĩ sai lầm khác như,
“mình mắc bệnh lười
biếng”, “môn tiếng Anh quá khó”, “cô giáo dạy dở nên mình không thể học
giỏi được”, “trí nhớ của mình quá kém”
hay
“mình hơi bị ngu lâu thì
phải”
. Những niềm tin tiêu cực này xoay quanh một vấn đề: chúng cảm
thấy bản thân mình không có khả năng kiểm soát kết quả, mà chính những
yếu tố bên ngoài (như thầy cô dạy dở, chỉ số thông minh (IQ) thấp, trí nhớ
kém, môn học chán, đề thi khó, áp lực và sự thiếu tập trung...) mới là những
yếu tố quyết định thành bại trong sự học của chúng.
Cha mẹ có thể làm cách nào để giúp con cái thay đổi những niềm tin
xấu đang giới hạn khả năng phát triển của chúng không? Khuyên bảo hoặc