ép buộc chúng tin vào điều ngược lại rõ ràng không có tác dụng. Nếu con
bạn nghĩ rằng môn Toán khó mà bạn cứ khẳng định rằng
“Không! Môn
Toán dễ ợt”
, thử hỏi chúng nghĩ thế nào? Chúng sẽ cho rằng bạn vô lý,
không những không hiểu chuyện mà còn độc đoán bắt chúng phải nghĩ theo
mình nữa. Chúng sẽ có cảm giác ngờ ngợ rằng suy nghĩ và tình cảm của
chúng bị xem nhẹ. Hoặc tệ hơn, chúng cảm thấy mình
“hết thuốc chữa”
vì
“môn học dễ như bỡn vậy mà cũng không học được”.
Chúng tôi có một cách. Khi trao đổi với những em có cách nghĩ sai lầm
này, việc đầu tiên chúng tôi làm là công nhận và bày tỏ sự thông cảm với lý
do tại sao chúng nghĩ như thế. Chắc bạn còn nhớ trong chương trước, chúng
ta đã thống nhất với nhau rằng trước hết, cần phải tôn trọng nhận thức về
thế giới của con trẻ. Một khi quan điểm riêng của chúng được tôn trọng,
chúng sẽ trở nên cởi mở hơn, dễ tiếp thu quan điểm và những gợi ý của
chúng ta hơn.
Sau khi đã tạo dựng được mối quan hệ tương tác hai chiều với con, bạn
sẽ có cơ hội tìm hiểu tại sao chúng lại có những niềm tin như thế. Những dữ
kiện nào dẫn tới sự hình thành và củng cố những niềm tin đó? Ví dụ, con
gái bạn có thể nghĩ rằng nó dốt Toán vì bị điểm 1 trong bài kiểm tra, mặc dù
nó đã cố gắng học bài.
Có một cách để bứng tận gốc niềm tin tiêu cực, đó là loại trừ những dữ
kiện liên quan làm phát sinh niềm tin đó. Một niềm tin sai lầm chỉ tồn tại
khi còn có những dữ kiện trong quá khứ hay hiện tại “nuôi sống” nó. Khi
dữ kiện ấy tỏ ra không còn giá trị xác thực nữa, niềm tin ấy sẽ “không có
cái ăn mà ... chết”.