chúng muốn đạt bao nhiêu điểm 10 thì câu trả lời thông thường là,
“Cũng
còn tùy. Nếu dễ, thì cũng có thể. Nếu bài thi khó, chắc em chỉ đủ điểm đậu”
.
Không cần phải nói thêm, những em này không biết chúng sẽ làm gì sau khi
học xong cấp hai. Câu trả lời của chúng đại khái như,
“Để xem mọi việc thế
nào đã, nói trước bước không khỏi”
. Thậm chí các em còn không hiểu tại
sao mình đi học nữa, nhiều em nói,
“Em không có lựa chọn nào khác” hay
“Mẹ em bắt em đi học”
.
Từ những quan sát so sánh như thế, tôi đi đến kết luận là tất cả những
học sinh giỏi và có động lực phấn đấu đều là những người có tính mục tiêu
rất cao. Chúng biết mình muốn gì. Tôi cũng nhận ra yếu tố quan trọng nhất
không phải là mục tiêu ngắn hạn trong học tập mà chính mục tiêu lâu dài
trong cuộc sống mới là bệ phóng giúp chúng thành công. Chúng đặt ra cho
bản thân những mục tiêu cao siêu trong cuộc sống như: xây dựng một đế
chế tỉ đô, noi gương Donald Trump, trở thành thủ tướng chính phủ hoặc nhà
di truyền học để giúp hệ sinh thái. Hay trong trường hợp cậu học sinh đầu
tiên mà tôi hỏi thì cậu muốn tìm ra phương thuốc trị bệnh ung thư.
Những ước mơ táo bạo đầy cảm hứng này thúc đẩy chúng tiếp tục học
tập và đạt điểm cao hơn, cao hơn nữa. Chúng coi thành tích học tập là
phương tiện giúp chúng biến ước mơ thành hiện thực. Ngược lại, những học
sinh kém không có mục tiêu rõ ràng. Đơn giản chỉ vì chúng không dám
nuôi mơ ước. Khi được hỏi tại sao chúng phải học, chúng sẽ trả lời:
“Em
học vì em không có lựa chọn nào khác”, “Em học để cha mẹ em vui”, “Em
phải học nếu không muốn nghe mẹ em la rầy”
. Nói cách khác, chúng không
học cho mình hay cho ước mơ của mình mà học để cha mẹ khỏi rầy rà
chúng. Rõ ràng, khi chúng ta làm một việc gì đó không phải cho mình mà
cũng chẳng có đích nhắm nào cụ thể, ta sẽ không dành nhiều tâm sức cho
nó và kết quả đạt được cũng chỉ là chuyện “hên xui”.