trong sách vở với việc ứng dụng mớ kiến thức khô cứng đó vào các hoạt
động thực tiễn.
Chúng tôi từng gặp một nữ sinh rất đặc biệt. Cô thường chia sẻ với
chúng tôi về những mục tiêu trong đời, cô xác định rõ rằng cô cần học tập
chăm chỉ để vào được những trường danh tiếng mà cô mong muốn, rồi đi
làm ở những công ty danh giá như thế nào. Chúng tôi tự hỏi, sao cô gái này
lại mau trưởng thành và có cái nhìn chín chắn như thế. Tôi chỉ vỡ lẽ khi
được dịp nói chuyện với mẹ cô. Từ khi cô lên tám tuổi, người mẹ đã nói
chuyện với cô về những chủ đề người lớn và giúp cô tiếp cận với cuộc sống
ngoài học đường từ rất sớm.
Mẹ cô là một nhà tư vấn quản trị và sau giờ làm việc, bà thường kể cho
con gái nghe về công việc hàng ngày của mình; và quan trọng hơn, những
điều mà bà yêu thích trong công việc. Bà nói về những thử thách mà các
nhà kinh doanh gặp phải và bà đã giúp họ giải quyết các vấn đề trong tiếp
thị và quản lý như thế nào. Mặc dù cô bé Jenny không hiểu hết được tất cả
những gì mẹ mình nói, cô cũng đặt ra nhiều câu hỏi như
“Quản lý là gì? Tư
vấn là gì?”
. Mẹ cô cố gắng hết sức giải thích cho cô càng đơn giản càng tốt.
Ví dụ, bà giải thích
“Làm công việc quản lý là khi con làm sao để bảo đảm
rằng nhân viên dưới quyền con làm việc hiệu quả và phối hợp tốt với
nhau”.
Người mẹ cũng nói về những điều bà khám phá trong nghề nghiệp
và bà phải học hỏi như thế nào để từng bước thăng tiến trong sự nghiệp (dĩ
nhiên, bà luôn giải thích bằng một lối nói đơn giản, dễ hiểu).
Khi họ cùng đi khám bác sĩ chẳng hạn, người mẹ sẽ tận dụng cơ hội này
để nói cho Jenny biết về những việc bác sĩ làm, và họ phải học những gì để
được hành nghề chữa bệnh cứu người. Nếu gặp vấn đề mà bà chưa có câu
trả lời, bà sẽ cùng nghiên cứu trên mạng với con gái. Bằng cách này, bà
gián tiếp dạy Jenny trở nên tự lập và tự xoay xở tìm ra câu trả lời cho những
vấn đề mà cô không biết.