mẹ thành công”
để động viên chúng. Chúng tôi bao giờ cũng nhắc nhở các
em học sinh một sự thật là chỉ khi nào chúng bỏ cuộc hoặc thôi không cố
gắng nữa, thì khi ấy chúng mới là kẻ thất bại thật sự.
Vì vậy, khi đứa con của bạn không làm tốt một việc gì đó, thay vì nói
“Tại sao con thất bại?”
, hãy dùng cách nói có sức động viên chúng hơn:
“Con thử nghĩ xem mình học được gì từ việc này?”
hay
“Con sẽ thay đổi
phương pháp như thế nào vào lần tới?”
.
PHẨM CHẤT THỨ SÁU: XÂY DỰNG VÀ BỒI ĐẮP LÒNG TỰ
TRỌNG
Phẩm chất cuối cùng, cũng là phẩm chất quan trọng nhất của những đứa
trẻ hạnh phúc và có động lực học tập tốt, chính là lòng tự trọng. Các em này
tự hào về bản thân và rất tự tin. Lòng tự hào và yêu quý bản thân giúp
chúng đặt ra những tiêu chuẩn cao và mang lại động lực khiến chúng cố
gắng hết mình trong từng việc lớn nhỏ. Chúng không bị gánh nặng tâm lý
sợ thất bại hay sợ bị từ chối.
Trái lại, những em có thành tích kém một phần là vì chúng không có
lòng tự trọng; chúng thường đánh giá thấp bản thân mình, vì vậy mà không
đủ can đảm và tự tin để làm tốt bất cứ việc gì. Điều này thật dễ hiểu, khi
bạn nghĩ mình tồi tệ, làm sao bạn có động lực để vươn lên cải thiện bản
thân mình. Thật là một vòng luẩn quẩn, trong đó cái này kéo theo cái kia đi
xuống.
Là cha mẹ, chúng ta đóng một vai trò lớn trong việc khơi gợi, phát huy
lòng tự trọng và ý thức về giá trị của mình nơi con em chúng ta. Xin lưu ý
rằng lòng tự trọng và sự tự tin là những trạng thái tinh thần tích cực, nhưng
lại khác về cơ bản với sự kiêu ngạo và tính tự mãn. Trong thực tế, chỉ
những người tin vào bản thân mới là người biết bày tỏ tình yêu thương,