Tất cả chúng ta đều biết việc vô tình mắc phải sai lầm là điều bình
thường và cần thiết trong quá trình học hỏi hoặc làm bất cứ việc gì. Chúng
ta biết rằng thất bại tạm thời – nếu biết tận dụng đúng – chắn chắn sẽ trở
thành tiền đề cho thành công lâu dài. Hầu hết trẻ em hành động vì bản thân
chúng, vào lúc này hay lúc khác. Tuy nhiên, khi chúng không đạt được mục
tiêu, chúng sẽ bỏ cuộc. Chúng sẽ tự biện hộ, đổ lỗi cho hoàn cảnh xung
quanh, than phiền rằng chúng không có đủ điều kiện để thành công và sẽ
không dám hành động nữa. Với cách hành xử như thế, tôi dám bảo đảm
rằng đứa trẻ không bao giờ làm nổi việc gì to tát trong cuộc sống.
Vậy những người thành công vượt bậc có sợ thất bại không? Có, họ sợ
chứ, rất sợ nữa là khác. Chỉ có điều họ có khuynh hướng định nghĩa sự thất
bại khác với nghĩa thông thường. Bất cứ khi nào họ làm hết sức mình
nhưng không đạt được mục tiêu, họ không xem đó là thất bại mà coi đó là
kinh nghiệm để học hỏi, để hoàn thiện bản thân. Sau đó họ sẽ tránh không
mắc phải sai lầm tương tự bằng cách thay đổi phương pháp và làm lại từ
đầu. Và cứ thế cho đến khi họ thành công. Đối với những người này, chỉ khi
nào bỏ cuộc mới là thất bại thật sự.
Như vậy, nếu bạn muốn con mình dũng cảm đề ra mục tiêu cao đẹp,
kiên quyết hành động để đạt mục tiêu và đứng vững trước khó khăn, bạn
phải liên tục củng cố khái niệm này với chúng,
“Không có thất bại, chỉ có
kinh nghiệm cần học hỏi”
. Hãy hình thành một văn hóa như sau trong gia
đình:
“Vô tình mắc phải sai lầm ư, không hề gì, miễn là tôi học được cái gì
từ sai lầm đó”
. Có thấm nhuần hai phương châm trên, con bạn mới có đủ
niềm tin để nỗ lực hết mình trong học tập và cuộc sống.
Vậy thì, bất cứ khi nào con bạn thi rớt hay về chót trong một cuộc thi,
hãy nói với chúng rằng việc thi rớt hay thất bại hoàn toàn không phải là vấn
đề lớn, miễn là chúng đã cố gắng hết sức, biết học hỏi từ sai lầm và vẫn tiếp
tục nỗ lực đến cùng. Bạn có thể dùng khẩu hiệu quý giá này
“Thất bại là