Chắc bạn còn nhớ một thời báo chí đăng tin ầm ĩ về trường hợp sinh
viên Cho Seung-Hui ở trường US Virginia Tech (Mỹ) đã bắn chết 32 sinh
viên vào ngày 16 tháng 4 năm 2007. Cái gì đã xô đẩy một sinh viên có học
làm chuyện điên rồ mất hết nhân tính như vậy? Có giả thuyết cho rằng hắn
làm việc đó đơn giản là vì nhu cầu được nhìn nhận và trở nên quan trọng
của hắn quá bức bách. Trong cuộc sống yếm thế ở nhà và ở trường, hắn cảm
thấy mình chẳng có “kilôgram” nào đối với những người chung quanh. Nhu
cầu này ngày một lớn lên đẩy hắn đến chỗ bất chấp tiếng nói của nhân tính
mà xả súng giết người hàng loạt và cuối cùng cướp đi mạng sống của chính
mình. Có lẽ trong tâm trí của Cho Seung-Hui lúc ấy chỉ có một điều: thà
chết với tội ác ngàn năm không rửa được còn hơn sống mà không được ai
biết tới.
Nhu cầu cảm xúc thứ 5:
Độc lập và tự khẳng định chính mình
Nhu cầu cảm xúc thứ 5 của tất cả mọi đứa trẻ (đặc biệt là thiếu niên) là
nhu cầu được cảm thấy mình là một cá thể độc lập, không bị phụ thuộc.
Trong quá trình lớn lên, trẻ có nhu cầu bắt đầu xác định cho mình một danh
tính, vì vậy chúng cố gắng tách dần ra khỏi vòng ảnh hưởng của cha mẹ.
Quá trình trở thành người lớn này tạo ra nhu cầu về TỰ DO và ĐỘC LẬP.
Đó là lý do tại sao ở tuổi teen, các cô bé cậu bé không thích bị sai bảo,
rằng con phải làm cái này cái nọ, nghĩ như thế này thế kia. Chúng cảm thấy
chỉ có những đứa miệng còn “hơi sữa” mới ngoan ngoãn nghe theo lời cha
mẹ, còn người lớn và “ngầu” như mình thì quyết không phải là đồ “bám váy
mẹ”. Việc nghe theo lời khuyên của cha mẹ (dù chúng vẫn biết đó là những
lời khuyên đúng đắn) khiến chúng cảm thấy hình như mình chưa đủ lớn. Và
vì không biết làm gì hơn, chúng tìm cách khẳng định bản thân bằng việc
phớt lờ lời khuyên của cha mẹ hay làm điều ngược lại. Việc này lý giải tại