CON CÁI CHÚNG TA ĐỀU GIỎI - Trang 185

biệt, nên bất kể ai tới đây cũng đều có cảm giác được mọi người yêu thương
và công nhận hoàn toàn.

Vậy thì vấn đề là ở chỗ các bậc cha mẹ ít khi làm cho con cái cảm thấy

chúng quan trọng và được công nhận trong gia đình. Ngược lại, nhiều khi
họ còn vô tình khiến con cái cảm thấy chúng nhỏ bé và kém cỏi qua những
biện pháp trách phạt và những lời quy kết nặng nề:

“Khiếp con có thói quen

sinh hoạt lề mề như một bà già”, “Con ở dơ như heo!”, “Thiên hạ sẽ nghĩ
thế nào khi cầm học bạ của con?”...

Thay vì cảm thấy mình quan trọng để bắt tay vào làm những việc cha

mẹ muốn, con bạn đã có cảm giác thua cuộc (bỏ cuộc) ngay trước khi bắt
đầu và để bạn là người chiến thắng. Và bởi vì thường thì bọn trẻ không
thích bị sai bảo (nhu cầu cảm xúc thứ năm), chúng sẽ tiếp tục tình trạng trì
trệ, không học hành cũng chẳng làm việc nhà phụ cha mẹ.

Cái mà bạn mang lại cho con là cảm giác “quan trọng” hay “chẳng

là gì cả”?

Đa số bọn trẻ không thích đi chơi với gia đình hay làm việc nhà đơn

giản bởi vì chúng không cảm thấy mình được đánh giá cao hay là người
không thể thiếu trong công việc đó. Một số đứa trẻ cảm thấy mình thật bé
mọn và tội nghiệp khi cha mẹ luôn sai bảo chúng, chỉ trích ý kiến chúng
đưa ra, đánh giá thấp việc chúng làm và so sánh chúng với người khác.

“Ăn ngay đi!”, “Đi học bài ngay!”, “Mặc áo lạnh vào!”

“Con phải làm những gì mẹ bảo.... Vì mẹ là mẹ của con!”

“Con chỉ được cái giỏi làm những chuyện ngu ngốc!”

“Tóc tai gì mà bù xù như tổ quạ...lấy lược chải lại đi”

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.