khi bạn cho chúng cơ hội lựa chọn đồng ý lắng nghe bạn (bằng cách “xin
phép” chúng trước).
“Cho phép ba nói lên quan điểm của mình. Ba hiểu là con rất sốc khi
thi rớt. Bên cạnh đó, con có thể xem chuyện này như một bài học kinh
nghiệm để chứng tỏ với mọi người rằng con biết đứng dậy sau mỗi lần vấp
ngã, con sẽ thi tốt hơn vào lần sau. Và đó mới là điều quan trọng.”
Một lần nữa, bạn cần lưu ý rằng cách tốt nhất để đưa ra lời khuyên và
nhận được phản hồi tích cực là bạn phải đồng ý với nhận thức về thế giới
của con cái trước. Bạn có thể làm được việc này bằng cách biểu lộ sự đồng
cảm với chúng (ví dụ: Ba hiểu là...) trước khi đưa ra một quan điểm khác.
• Hãy sử dụng câu bắt đầu bằng ngôi thứ nhất (ba, mẹ) thay vì ngôi
thứ hai (con)
Những lời góp ý sẽ dịu đi giọng điệu chỉ đạo hoặc phê phán rất nhiều
nếu bạn sử dụng ngôi thứ nhất thay vì ngôi thứ hai. Những câu như
“Ba
nghĩ là...”, “Mẹ cảm thấy ...”
hay
“Tất cả những gì mẹ mong muốn cho con
là...”
dễ được đối tượng tiếp nhận hơn là những
câu “Con phải ...”, “Con
nên ...”
. Đó là vì những câu bắt đầu bằng cụm từ “con phải”, “con nên”
mang hàm ý khiển trách hay chỉ thị trong khi những câu bắt đầu bằng ngôi
thứ nhất chuyển tải suy nghĩ và cảm xúc của bạn một cách trung hòa hơn.