Không gì có thể khiến một đứa trẻ cảm động như khi có một người lắng
nghe với tất cả tấm lòng và hiểu được thế giới nội tâm của chúng.
• Tránh ngắt lời hay lên án suy nghĩ của con trẻ
Nhiều bậc cha mẹ thường trực ý nghĩ rằng, trách nhiệm của họ là phải
tìm ra vấn đề của con và đưa vào chúng vào khuôn phép ngay tức thì. Do
đó, khi cảm thấy con cái nói gì không xuôi tai, họ bèn ngắt lời, “chặn họng”
chúng bằng những đánh giá chủ quan hay kịch liệt lên án suy nghĩ của
chúng. Ví dụ:
“Sao con có thể nghĩ như vậy được, thật dại dột”, “Lần này
con lại gây ra chuyện gì nữa đây”
. Cuộc nói chuyện chỉ có ý nghĩa thật sự
cho cả cha mẹ lẫn con cái khi đứa trẻ cảm thấy chúng được tự do bày tỏ suy
nghĩ và cảm xúc của mình mà không sợ bị đánh giá, phê phán. Bạn hãy để
dành ý kiến phản hồi của mình vào lần khác, không việc gì phải nôn nóng
cả.
• Đừng khuyên bảo hay áp đặt ý kiến
Bạn hãy kềm chế đừng đưa ra lời khuyên giáo điều hay áp đặt ý kiến võ
đoán của mình vội. Nhiều bậc phụ huynh cảm thấy việc này rất khó khăn
bởi vì họ có sẵn thói quen nói cho con cái nghe chứ không phải điều ngược
lại. Khi chúng ta cứ tới tấp đưa ra lời khuyên hay “ý kiến cuối cùng” theo
kiểu bề trên, trẻ sẽ nghĩ rằng,
“Thật ra, ba mẹ đâu muốn nghe suy nghĩ và