phải học chăm hơn những bạn khác mà thôi”
và
“Kể cả khi không thành
công thì cũng thành nhân, mình đâu có gì để mất”
. Dễ hiểu là với cách nghĩ
như vậy, trẻ sẽ có động lực để phấn đấu không ngừng.
Vậy tại sao những đứa trẻ khác nhau, có khi cùng là anh em trong một
nhà, lại có những phản ứng khác nhau với cùng một sự việc? Có phải vừa
mới sinh ra đứa trẻ này đã được trao cho “cặp kính màu hồng” và nó thấy
cái gì cũng tươi đẹp, còn đứa trẻ kia thì mang “kính màu đen”, việc gì cũng
hiện lên trong mắt nó với màu xám xịt? Thật ra thì nhận thức của trẻ chịu
ảnh hưởng rất lớn từ những người có quan hệ gần gũi với nó nhất, đặc biệt
là cha mẹ và những người nuôi dưỡng chúng.
Nếu cha mẹ là những người có cách nghĩ sáng suốt, có lối sống tích
cực, nếu bể yêu thương trong con cái lúc nào cũng tràn đầy, thì có nhiều
khả năng chúng lớn lên thành những người lạc quan, tin tưởng và luôn giải
mã thế giới theo hướng có lợi cho sự phát triển của mình.
Báo chí và những câu chuyện người thật việc thật kể cho chúng ta nghe
nhiều tấm gương về những đứa trẻ sinh ra trong nghịch cảnh (bị tật nguyền,
mắc những căn bệnh hiểm nghèo,...) nhưng nhờ ảnh hưởng tốt từ cha mẹ
hay người thân trong gia đình – những người mạnh mẽ, biết YÊU