CON CÁI CHÚNG TA ĐỀU GIỎI - Trang 254

đều đúng ở chỗ bất cứ ý nghĩa nào mà bạn gán cho một sự việc sẽ trở thành
chân lý đối với riêng bạn.

Nếu một đứa trẻ tin rằng nó bị điểm kém trong kỳ thi bởi vì nó ngu

xuẩn, nó sẽ không cố gắng học bài cho kỳ thi lần sau (bởi vì nó đâu có thay
được não), kết quả là nó tiếp tục thi rớt và khẳng định niềm tin sai lầm của
mình là đúng. Trong khi đó, nếu một học sinh khác cho rằng sở dĩ nó không
đạt điểm cao là vì nó chưa học đến nơi đến chốn, nó sẽ cố gắng hơn vào lần
sau và chắc chắn sẽ đạt kết quả tốt hơn. Thế có phải ý nghĩa mà bạn gán
cho một sự việc nào đó sẽ trở thành đúng đối với bạn không?

Vậy nên cái ý nghĩa mà ta chọn để gán cho một sự việc chính là ý

nghĩa thật sự của nó.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ CHUYỂN HÓA Ý NGHĨA CỦA NHỮNG SỰ

VIỆC TIÊU CỰC?

Có hai cách giúp trẻ chuyển hóa những kinh nghiệm xấu thành tốt. Đó

là chuyển hóa nội dung (bên trong) và chuyển hóa bối cảnh (bên ngoài).

1. Chuyển hóa nội dung

Chuyển hóa nội dung là quá trình đi tìm ý nghĩa tích cực của một sự

việc lúc đầu vốn được nhìn nhận bằng ý nghĩa tiêu cực

thông qua việc xem

xét nó với nhiều cách nhìn hay từ nhiều góc độ khác nhau

. Xin hãy nhớ

rằng bất cứ sự việc nào cũng mang trong nó nhiều tầng ý nghĩa. Chính cái ý
nghĩa mà bạn chọn để tập trung vào mới là ý nghĩa đích thực đối với bạn.

Cách tốt nhất để thực hiện việc chuyển hóa nội dung là đặt ra cho bạn

câu hỏi:

“Việc này còn có ý nghĩa nào khác không?” , “Ý nghĩa mà tôi

đang thấy có làm tôi mạnh mẽ lên hay chỉ khiến tôi thêm tuyệt vọng?”

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.