Sau khi hiểu về cách chuyển hóa nội dung, bạn có thể làm bài tập thực
hành dưới đây. Điều quan trọng cần ghi nhớ trong thực hành là: cái ý nghĩa
mà bạn đưa ra phải truyền động lực cho bạn hoặc con bạn để dẫn đến những
hành động tích cực chứ không phải thuần túy là một sự an ủi hay biện minh.
Dưới đây là một số ví dụ về cách chuyển hóa nội dung cho những sự
việc “xấu”.
Tuy nhiên, nếu con bạn mang sổ điểm về và nói với bạn,
“Thi học kỳ
con đứng cuối lớp”
thì bạn chớ nói rằng
“Điều đó có nghĩa là con không
thể học kém hơn được nữa”
, vì đó không phải là sự chuyển hóa tích cực, nó
không khiến con bạn phấn chấn hơn để học tốt hơn. Thay vì thế, hãy nói
“Không sao con ạ, điều đó chỉ có nghĩa là con sẽ có một sự chuyển mình
ngoạn mục hơn bất cứ bạn nào khi lên hạng trong học kỳ tới, nếu con học
hành chăm chỉ với phương pháp đúng đắn hơn”.
2. Chuyển hóa bối cảnh
Chuyển hóa bối cảnh là quá trình đi tìm ý nghĩa tích cực của một sự
việc vốn bắt đầu được nhìn nhận bằng ý nghĩa tiêu cực
thông qua việc thay
đổi bối cảnh mà chúng ta nhìn nhận nó.
Một việc có vẻ tiêu cực trong một tình huống nhất định lại có thể được
nhìn nhận là tích cực vào một lúc khác hay ở nơi khác (trong bối cảnh