CON CÁI CHÚNG TA ĐỀU GIỎI - Trang 286

• Chỉ khi nào bạn ở trong tâm trạng thoải mái, bình tĩnh mới sử dụng

phương pháp này. Ví dụ, khi đang giận, bạn có thể nói với giọng điệu giận
dữ nhưng đừng gào lên hết âm lượng thể hiện cơn giận sôi sục của mình.
La lối quát mắng là dấu hiệu của việc thiếu khả năng kiểm soát bản thân.
Khi bạn đang buồn bã, hãy dùng giọng điệu nhẹ nhàng. Sự cường điệu thái
quá sẽ làm giảm tác dụng của phương pháp Tất Cả Sự Thật (vì cường điệu
rõ ràng không phải là... sự thật).

• Chỉ phê bình hành vi chứ không phê bình/phủ nhận toàn bộ một con

người.

• Giải thích cụ thể tại sao bạn không hài lòng/đồng tình với hành vi đó.

Nếu nói không rõ ràng, trẻ có thể hiểu là bạn đang trong tâm trạng “giận
cá chém thớt”, rằng nó bị vạ lây.

• Đưa ra lời khen ngợi đúng chỗ đúng lúc. Tôi phát hiện rằng đa số cha

mẹ sử dụng phương pháp này chỉ tập trung vào lỗi lầm của trẻ và cảm thấy
khó mà đưa ra lời khen ngợi động viên.

• Kết thúc buổi nói chuyện bằng một tâm trạng tích cực (cảm kích, bao

dung, thương yêu ...), bởi vì sâu thẳm trong lòng, ta yêu thương con cái (bất
kể chúng có gây ra chuyện gì) và đó là lý do tại sao chúng ta cần phải điều
chỉnh những hành vi không tốt của chúng.

• Bạn không cần phải thực hiện tất cả các bước liệt kê ở trên mà nên

vận dụng linh hoạt tùy theo từng trường hợp. Nhưng bạn cần chú ý đến bốn
bước chủ đạo là: GIẬN DỮ (hoặc tổn thương, lo lắng, buồn phiền), MONG
MUỐN CHO CON, HIỂU và CẢM KÍCH.

• Tạo điều kiện cho cả hai bên sử dụng phương pháp Tất Cả Sự Thật,

nghĩa là cũng để cho con bạn có cơ hội nói lên cảm xúc, mong muốn, suy
nghĩ và sự cảm kích của chúng.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.