………………………………………….………………………………
………….
Theo ý chúng tôi, đây là một số sai lầm mà người cha nên tránh:
□ Người cha nên tránh dùng giọng điệu hạch sách mà nên bắt đầu với
vẻ thân thiện hơn, như hỏi con chơi game gì và cậu chơi thế nào – trước khi
đề cập đến kỳ thi của cậu.
□ Đặt câu hỏi tại sao với giọng điệu kết tội (“Tại sao con không thể làm
được việc này?”) dẫn đến phản hồi tiêu cực từ Greg. Nếu người cha không
“tấn công” trước, cậu sẽ không ở trong tâm thế chống đối.
□ Người cha gọi trò chơi của con là “ngu ngốc”, nên Greg hiểu cha ám
chỉ mình ngu ngốc. Điều này càng thổi bùng lên ngọn lửa bất mãn trong
cậu con trai đang muốn khẳng định mình là người lớn.
□ Greg nổi loạn bằng cách giả vờ ngu ngốc như cách người cha gán
ghép cho mình, khiến người cha càng giận dữ hơn và rơi ngay vào bẫy của
con: ông cảm thấy mình thật sự ngu ngốc và bất lực.
□ Người cha có thể làm tốt hơn bằng cách kềm chế cảm xúc của mình.
Dùng giọng điệu hùng hổ chỉ làm mọi việc tệ hơn khi đứa con đã chọn
cách “mặc kệ” cho mọi việc xảy ra. Khi một trong hai bên tỏ thái độ dửng
dưng, bất cần, thách thức thì vấn đề trở nên khó giải quyết. Bạn nên tránh
tình trạng này bằng bất cứ giá nào.
Cơ sở lý luận làm bản lề cho phương pháp “hàn gắn” của Satir là: Thay
đổi không phải là một sự kiện mà là một quá trình. Bởi thế, bà tạo ra những
thay đổi tích cực trong gia đình bằng cách thay những dữ kiện đang xảy ra
bằng những gì nên xảy ra. Bà thiết lập một hệ thống vững vàng để các gia
đình có thể tự tạo ra những thay đổi chắc chắn và bền vững.