TẠI SAO TRẺ THƯỜNG KHÔNG THỂ TẬP TRUNG LÂU
ĐƯỢC
Vấn đề phổ biến nhất đối với trẻ em là chúng không thể chú ý và tập
trung lâu vào một việc gì. Thường sau khi tập trung được vài phút là đầu óc
chúng lại miên man với những ý nghĩ không đầu không cuối. Chẳng hạn,
trong giờ Sinh học cô giáo đang giảng về một số loài sinh vật biển, sau khi
nghe được vài câu lập tức trong óc cậu bé James hiện lên hình ảnh về một
bãi biển nào đó và những kỷ niệm về chuyến đi nghỉ cùng gia đình, và cứ
thế suy nghĩ này nối tiếp ý nghĩ kia mà chẳng có ý nghĩ nào liên quan đến
những điều cô giáo đang giảng giải.
Thật ra, một trong những lý do làm cho điều này thêm trầm trọng là do
hệ thống giáo dục của chúng ta có khuynh hướng thiên về những môn học
liên quan đến não trái như Toán, Ngôn ngữ, Lịch sử, Địa lý, Vật lý, Hóa
học, Kế toán, Sinh học, Tin học,... Hơn nữa, trong giờ lên lớp, giáo viên có
xu hướng dạy học bằng các phương pháp chỉ tận dụng não trái (giảng bài
đơn điệu với những con số khô khan, dữ liệu thuần túy, các bài tập và bài
kiểm tra). Ngoài ra, các lớp học truyền thống nhìn chung ít sử dụng các
dụng cụ trực quan sinh động tạo ra âm thanh, hình ảnh, khơi gợi trí sáng
tạo, hoạt động di chuyển, lôi cuốn cảm xúc hay trí tưởng tượng của người
học. Tuy nhiên, gần đây một số trường tư thục tiên phong đang bắt đầu áp
dụng các phương pháp mang tính bổ trợ này vào học đường.
Khi não phải của một đứa trẻ không có cơ hội tham gia nhiều vào quá
trình học, nó đâu có chịu “ngồi chơi xơi nước” mà sẽ giết thời gian bằng
cách dệt nên những hình ảnh. Đó là lý do tại sao, ngồi học môn Sinh mà