CON CÁI CHÚNG TA ĐỀU GIỎI - Trang 56

con bạn lại bay vào xứ sở thần tiên với những bãi biển xanh biếc và hàng cọ
tỏa bóng trên nền cát trắng phau. Nếu không thế thì nó cũng hý hoáy vẽ
nguệch ngoạc hình cô giáo hay đứa bạn ngồi bàn trên, hoặc ngồi xoay
ngược ngó xuôi trên ghế, hoặc gấp tàu bay ném trong lớp, hoặc chọc phá
đứa bạn ngồi bên cạnh... Điều này cũng lý giải tại sao nhiều đứa trẻ, nhất là
các bé trai lúc nào cũng có vẻ bồn chồn, không thể ngồi yên được lâu. Chỉ
sau vài phút, chúng bắt đầu ngứa ngáy chân tay và nhất định phải làm một
cái gì đó. Tiếc thay, “cái gì đó” ấy thường không phải là việc làm được thầy
cô giáo và phụ huynh khen ngợi. Sở dĩ có hiện tượng này là vì não phải cảm
thấy “buồn chán”, nó cần sự “dịch chuyển”, “tưởng tượng” và “âm điệu”
làm cho bận rộn. Kết quả, học sinh đó bị phân tán không thể tập trung vào
bài học.

Khi hiện tượng này xảy ra quá thường xuyên, những người lớn có trách

nhiệm sẽ quy bản chất đứa bé này là “hiếu động thái quá”, “khả năng tập
trung ngắn hạn”, “thiếu khả năng tư duy” và thậm chí “tiếp thu kém”. Thực
chất, đứa trẻ này KHÔNG CÓ vấn đề gì về mặt đầu óc cả, chính phương
pháp dạy học và cách học MỚI LÀ VẤN ĐỀ. Chúng tôi khám phá ra rằng,
ngay cả những đứa trẻ bị cho là có triệu chứng “Rối Loạn Khả Năng Tập
Trung và Hiếu Động Thái Quá” (Attention Deficit Hyperactive Disorder)
vẫn có thể tập trung 100% khi trí óc của chúng được vận hành đúng cách.

Tại sao những học sinh “thiếu khả năng tập trung” lại có thể chăm chú

100% vào chơi game suốt mấy tiếng đồng hồ? Lý do là vì các trò chơi này
tận dụng cả hai bán cầu não. Để chơi game giỏi cần đến lý luận, phân tích,
ngôn ngữ (não trái) cũng như các kỹ năng của não phải như di chuyển, cảm
xúc, màu sắc và tính sáng tạo.

HỌC BẰNG CẢ NÃO BỘ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.