Hoạ mi nói thế, nhưng khi biết Hoàng đế muốn nó đến hót tại hoàng cung,
nó cũng vui lòng đi theo.
Ở hoàng cung người ta đã chuẩn bị tiếp thật long trọng.
Hàng ngàn cây đèn bằng vàng sáng chói trên sân rồng và trên các bệ bằng
sứ. Hàng hiên rực rỡ những chậu hoa hiếm thấy, chuông bạc ngân vang mỗi
khi gió thoảng nhẹ.
Chính giữa đại diện, nơi Hoàng đế ngự có để sẵn một cành cây bằng vàng
cho chim đến đậu. Văn võ bá quan tề tựu đông đủ; cả cô thị tì mới được
phong chức đầu bếp, cũng được phép đến nấp nghe sau cánh cửa. Các quan
đều mặc phẩm phục, chăm chú chiêm ngưỡng con chim màu xám đang líu
lo trên cành vàng.
Hoạ mi hót hay đến nỗi Hoàng đế xúc động, sụt sùi, nước mắt giàn giụa.
Người rất hài lòng, truyền đeo chiếc thẻ bài bằng vàng vào cổ chim để
thưởng công. Nhưng hoạ mi khước từ nói:
- Như thế này là vinh dự cho tôi lắm rồi! Được thấy những giọt nước mắt
của Hoàng đế nhỏ khi nghe tôi hót là một ân huệ lớn đối với tôi.
Hoạ mi lại cất tiếng hót êm đềm thấm thía như để tạ ơn.
Các bà phu nhân thì thào với nhau:
- Không còn gì tuyệt bằng.
Có bà còn ngậm tí nước vào miệng, khẽ lấy giọng ro ro trong cổ bắt chước
tiếng chim. Trong bụng nghĩ cứ làm như thế giọng các bà sẽ biến thành
giọng hoạ mi.
Ngay cả các nữ tì, thị vị, những người khách khó tính nhất cũng nhiệt liệt
ca ngợi giọng hót của hoạ mi.
Như vậy hoạ mi được cả triều đình và hoàng gia ca ngợi.
Hoàng đế truyền ban cho hoạ mi một chiếc lồng sơn son treo trong cung,
chim được phép ra ngoài mỗi ngày hai lần mỗi đêm một lần. Mỗi khi ra
ngoài chim được mười hai quan hầu đi theo, mỗi người nâng một sợi tơ
buộc vào chân chim. Kiểu du ngoạn như vậy, hoạ mi chẳng thích thú gì.
Cả kinh thành náo nức về con chim. Ai đẻ con cũng muốn đặt tên là hoạ
mi, kể cả những đứa có giọng khàn khàn.
Một hôm Hoàng đế nhận được một gói gửi đến bên ngài đề hai chữ "Hoạ