CON CHÚNG TA KHÔNG SAO ĐÂU - Trang 106

trường hợp này gọi là TIC âm thanh. Trẻ có thể cố gắng để kiềm
chế TIC một chút. Nhưng nếu cố gắng kiềm chế thì TIC lại càng
xảy ra vì vậy có cố gắng kiềm chế cũng không hiệu quả. Một điều
thú vị là trẻ không hề biết gì khi bắt đầu có hiện tượng TIC. Đối
với các trường hợp này, khi bị người khác nói mình bị TIC, bé sẽ tự
nhận thức về vấn đề của mình và bị mặc cảm ràng buộc. Chính vì
vậy khi TIC bắt đầu xuất hiện, người khác cứ coi như không có
chuyện gì sẽ tốt hơn. Tất nhiên trong trường hợp TIC quá trầm
trọng khiến bé khổ sở thì bố mẹ cần tích cực an ủi, động viên con,
không thể giả vờ như không có chuyện gì được.

Gần đây có nhiều bố mẹ cứ thấy con mình bị TIC là hoảng hốt đưa
con đến bệnh viện. Tôi muốn nhấn mạnh ngay rằng, TIC không
phải là một chứng bệnh đáng sợ đến vậy. Thực ra TIC không hẳn
là bệnh. Vì vậy bé sẽ không gặp phải bất cứ vấn đề gì về mặt tâm
lý, tình cảm. Vài năm trước, trên một chương trình vô tuyến đã
trình chiếu một trường hợp bị TIC khá nặng, sau chương trình đó,
chỉ cần nhìn thấy con có triệu chứng TIC là các bậc phụ huynh
hết sức bất an. Họ lo xa rằng nhỡ đâu triệu chứng con mình sẽ bị
nặng như đứa trẻ kia và hỏng cả tương lai. Tuy nhiên rất hiếm
trường hợp TIC nặng tới mức bị phá hủy cuộc sống như trong
chương trình ở trên.

Trong quá trình lớn lên, có những giai đoạn bé thường xuyên mút
ngón tay hoặc tè ra chăn. TIC cũng tương tự như vậy. Rất nhiều
trẻ từng có 1, 2 triệu chứng TIC. Trong số 10 trẻ thì có tới 3 trẻ
như vậy. Chúng ta chỉ coi TIC là vấn đề nghiêm trọng khi các TIC
này cản trở đời sống sinh hoạt hoặc sự phát triển bình thường ở
trẻ. Trường hợp này được gọi với tên bệnh học là “Rối loạn TIC”.

Vậy tại sao TIC lại xuất hiện? Về mặt lý luận khá phức tạp nhưng
tôi chỉ xin giải thích ngắn gọn như sau: Thứ nhất, trong não bộ,
khi xuất hiện sóng não chỉ huy một hành động không cần thiết,
sẽ có một bộ phận đóng vai trò như người gác cổng ngăn lại để tín
hiệu này không gửi tới nhóm cơ tạo thành hành động. Tuy nhiên
khi bộ phận đóng vai trò như người gác cổng này suy yếu thì các
động tác không cần thiết vẫn xảy ra và hiện tượng này gọi là TIC.
Thứ hai, mỗi giây, não của chúng ta sẽ nhận được vô số thông tin
cảm giác từ cơ thể. Lượng thông tin này cực lớn. Chính vì lượng

105

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.