CON CHÚNG TA KHÔNG SAO ĐÂU - Trang 108

cách nhìn nhận về TIC mà thôi. Khi thấy các triệu chứng TIC xuất
hiện ở con, bố mẹ sẽ chỉ dồn tâm trí vào TIC nên đã có nhiều
trường hợp bố mẹ không chăm lo đầy đủ cho con và khiến con
khổ sở. Cho dù nhận thấy TIC ở con, bố mẹ cũng hãy cứ dành sự
quan tâm tới con như đứa trẻ bình thường không mắc TIC, cùng
con tận hưởng cuộc sống và chia sẻ, tâm tình với con nhiều hơn.

Tôi đã chứng kiến nhiều trường hợp bố mẹ bị ảnh hưởng bởi
thông tin trên internet cho rằng “Căng thẳng khiến cho TIC trầm
trọng hơn” và không dám yêu cầu con làm bất cứ việc gì có nguy
cơ gây căng thẳng cho con. Tất nhiên điều này hoàn toàn sai. Căng
thẳng không phải là nguyên nhân dẫn đến TIC. Khi bị căng thẳng
thì dù là bệnh gì cũng sẽ nặng hơn. Tương tự, khi căng thẳng quá
mức, TIC có thể sẽ nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên không phải vì
vậy mà kết luận rằng căng thẳng là nguyên nhân của TIC. Nếu
thực sự căng thẳng là nguyên nhân gây ra TIC thì những đứa trẻ
lớn lên trong thời chiến sẽ đều mắc rối loạn TIC nặng nề cả sao.
Thực tế là dù ở trong trạng thái căng thẳng cao độ như thời chiến
thì cũng chỉ có một bộ phận trẻ bị TIC. TIC xuất phát từ vấn đề
mang tính hệ thống ở trong não bộ con người. Về cơ bản có thể coi
đây là căn bệnh mang tính sinh học. Vậy nên không phải cứ giảm
bớt căng thẳng và tiếp cận về mặt tình cảm là TIC sẽ được cải
thiện.

Căng thẳng không phải là nguyên nhân dẫn đến TIC tuy nhiên có
thể ảnh hưởng tới mức độ của TIC. Khi căng thẳng quá mức, triệu
chứng TIC sẽ nặng nề hơn. Tuy vậy, bố mẹ phải nhớ kỹ một điều
rằng không phải triệu chứng TIC nặng nề thì khả năng phục hồi
sẽ khó khăn. Có những người bị TIC nặng nhưng triệu chứng TIC
vẫn biến mất khá sớm, cũng có những người ban đầu bị TIC rất
nhẹ nhưng sau đó lại nặng dần và lâu khỏi. Tóm lại, nếu những
căng thẳng mà hiện tại bé đang gặp phải là điều không cần thiết
với bé và những căng thẳng này đang quá mức thì bạn cần giúp bé
loại bỏ cho dù bé có bị TIC hay không. Tuy nhiên nếu đây là
những căng thẳng bé cần phải đối mặt trong quá trình trưởng
thành thì không nên cố tình giúp bé tránh né chỉ vì TIC. Nếu làm
vậy thì sau này bé sẽ gặp phải căng thẳng lớn hơn, chẳng khác nào
“Tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa“.

107

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.