Câu hỏi phụ: Phải giúp đỡ bé bị TIC như thế nào?
…
Khi con bị TIC, nhiều bố mẹ sử dụng phương pháp điều trị bằng
các trò chơi hoặc uống thuốc đông y. Nhiều người nói rằng nhờ đó
mà TIC đã được cải thiện. Nhưng thực tế điều này là do phần lớn
các trường hợp TIC sẽ tự dần biến mất. Ngay cả khi bố mẹ không
làm gì cả thì phần lớn TIC vẫn tự cải thiện dần. Trong số 10 người
thì có tới 9 người nhất thời gặp phải TIC. Vì vậy tôi vẫn thường
khuyên các bố mẹ rằng khi TIC không nghiêm trọng tới mức
khiến con khổ sở thì đừng làm gì cả, hãy cứ để kệ như vậy thôi. Bố
mẹ cũng không nhất thiết phải đưa con tới bệnh viện. Ngược lại,
bố mẹ càng nên “mặc kệ” và nuôi dạy con “một cách bình
thường”. Chỉ vì dồn sự chú tâm vào TIC mà quên giúp đỡ con
những khía cạnh khác thì sau này con sẽ gặp khó khăn nhiều hơn.
Tuy nhiên trong trường hợp mối quan hệ giữa bố mẹ và con
không thật sự thân thiết, con có sự bất ổn về mặt tình cảm thì
việc áp dụng phương pháp điều trị bằng trò chơi sẽ hiệu quả. Điều
trị bằng trò chơi mang lại hiệu quả giáo dục về mặt nuôi dạy con,
giúp con ổn định tình cảm và nâng cao khả năng ứng phó, từ đó
giúp các bé bị TIC có được nền tảng tâm lý tốt.
Nếu chẳng may TIC ở con kéo dài liên tục từ một năm trở lên, điều
đó có nghiêm trọng và gây khó khăn cho đời sống sinh hoạt
thường ngày của con không? Những trường hợp này được gọi
chung là “TIC mãn tính”. Trong đó cả hai triệu chứng “TIC âm
thanh”, “TIC vận động” đều xuất hiện và được gọi là “Hội chứng
Tourette”. Khi đó các triệu chứng TIC sẽ xuất hiện lặp lại và gồm
đồng thời nhiều TIC khác nhau, khi đó bố mẹ cần đưa con đến
bệnh viện thăm khám. Ngoài ra ở Hàn Quốc có một trang web là
nơi tập hợp của bố mẹ các bé và các bệnh nhân bị TIC hoặc hội
chứng Tourette là www.kotsa.org. Bố mẹ có thể tìm thấy các
thông tin chi tiết, thiết thực về TIC và Tourette tại đây.
Dù chúng ta có ghét thời tiết lạnh lẽo thì mùa đông cũng chẳng
qua nhanh.
108