CON CHÚNG TA KHÔNG SAO ĐÂU - Trang 118

gian. Sẽ là phù hợp nhất nếu bố mẹ chọn mua một chiếc đồng hồ
hẹn giờ dùng trong nấu ăn nhưng cũng có thể sử dụng chức năng
hẹn giờ trên sản phẩm điện tử hoặc điện thoại di động. Điều quan
trọng nhất là giúp bé có thể tự xác thực bằng mắt mình thời gian
thực tế đang giảm đi như thế nào. Trong quá trình thực hiện các
hoạt động như giải bài tập toán, rửa mặt, chơi một ván game…
hãy yêu cầu con thường xuyên kiểm tra xem thời gian đã trôi qua
bao nhiêu. Khi giúp con hoạt động quản lý thời gian theo cách
trên cảm giác của con về thời gian sẽ dần tốt hơn. Ngoài ra có thể
sử dụng một chiếc đồng hồ bấm giờ và chơi trò “Nhắm mắt trong
30 giây” cũng sẽ khá hiệu quả.

Thứ hai, hãy giúp con nuôi dưỡng cảm giác về thời gian. Các bé
gặp vấn đề về cảm giác với thời gian vẫn biết xem giờ đồng hồ
nhưng không nắm bắt được khoảng bao nhiêu thời gian đã trôi
qua trên thực tế. Khi đó, mỗi lần bé làm việc gì, bố mẹ hãy nhắc
con dự đoán sẽ hết bao nhiêu thời gian. Khi con dọn phòng, mẹ
hỏi con “Con sẽ mất bao lâu để dọn phòng?”, khi con nói đi vệ
sinh, mẹ hỏi “Con sẽ mất bao lâu để quay lại đây?”. Sau khi hỏi
con, mẹ sẽ đặt đồng hồ đếm giờ cho con thấy được trên thực tế
con mất bao nhiêu thời gian. Cứ thường xuyên luyện tập như vậy,
cảm giác về thời gian của con sẽ nhạy bén hơn và con có thể tự dự
đoán mình sẽ tốn bao nhiêu thời gian khi chuẩn bị làm một việc
gì đó. Thông thường trẻ con có khuynh hướng tính toán thời gian
một cách lạc quan. Ví dụ như có những việc phải mất 10 phút mới
làm xong nhưng bé lại tự tin mình có thể hoàn thành trong 5
phút và bắt đầu làm việc đó muộn hơn dẫn tới bị quá giờ 5 phút.
Khi liên tục được rèn luyện cảm giác về thời gian, bé có thể giải
quyết các vấn đề như vậy đồng thời giảm bớt thói quen trì hoãn.

Thứ ba, chia một bài tập thành nhiều phần ngắn và yêu cầu con
thực hiện. Khi đưa ra một bài tập nào đó không nên yêu cầu bé
làm một lèo mà nên chia thành nhiều phần ngắn và xác định thời
gian cho từng phần. Ví dụ như bài tập 1: 2 phút, bài 2: 5 phút, bài
3: 4 phút… Cách chia tách ra để làm bài tập như vậy sẽ giúp bé cải
thiện quan niệm về thời gian.

Thứ tư, hãy lập thời gian biểu mà bé dễ đoán. Đối với các bé không
biết quản lý thời gian, việc lập thời gian biểu dễ dự đoán sẽ rất có

117

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.