nói muốn bỏ cuộc phải không? Thế nhưng con của chúng ta lại
chính là những người yêu thương chúng ta nhất trên đời. Con
luôn cần cha mẹ và không thể sống thiếu cha mẹ. Chính vì cha mẹ
mệt mỏi nên các con cũng cảm thấy không vui và làm loạn. Các
con chính là tấm gương phản chiếu tâm trạng thực của cha mẹ.
Khi bạn cảm thấy mệt mỏi, hãy cứ nghỉ ngơi một chút. Các mẹ
đừng lúc nào cũng gắng sức để uốn nắn bọn trẻ, muốn dạy dỗ
cũng phải đúng thời điểm. Khi nào tâm trạng bạn thoải mái thì
mới có thể dạy bảo con. Hãy cứ cố chịu đựng lũ trẻ cho tới thời
điểm đó. Bạn hãy thử ôm đứa con đang ngủ vào lòng, thật ấm áp
phải không nào. Khi đó chắc chắn bạn sẽ cảm thấy được an ủi rất
nhiều. Chúng ta cần liên tục làm những việc vui vẻ với con. Hãy
nghĩ tới những việc khiến tâm trạng trở nên vui vẻ khi ở cạnh con
và thực hành. Khi đó chúng ta sẽ có thêm sức mạnh và vững lòng
nuôi dạy con.
Bây giờ là giả định ngược lại. Nếu chúng ta vì mệt mỏi mà bực dọc
rồi quát mắng con, con vẫn không chịu nghe lời sẽ khiến ta buộc
phải đánh con. Ngay cả khi làm như vậy liệu con có chịu nghe lời
không? Có thể chúng sẽ có vẻ sợ sệt mà tạm thời nghe lời lúc đó,
nhưng rồi sẽ lại đâu vào đó. Rốt cuộc chỉ có cha mẹ sẽ thấy hối
hận mà thôi. Vốn dĩ trẻ con là như vậy. Nếu đánh mắng thì trong
giây lát chúng sẽ tỏ vẻ như chịu nghe lời nhưng sau đó sẽ càng
ngang bướng hơn. Đây là kết quả nhất quán của nhiều cuộc thử
nghiệm nghiên cứu về trẻ nhỏ. Tôi đưa ra chuyện này không phải
chỉ vì nghĩ tới vấn đề nhân quyền của trẻ. Đây vốn là một sự thật
khoa học đã được kiểm chứng.
Khi sợ hãi, trẻ sẽ không làm gì cả. Chính nỗi sợ hãi đã khiến chúng
không nhúc nhích. Nhưng vấn đề là ta phải đưa ra hành động
thay thế đúng đắn để trẻ không tiếp tục lặp lại hành động tiêu cực
về sau. Nếu không muốn trẻ xem tivi thì phải cho chúng chơi búp
bê, nếu muốn các bé làm anh/chị không đánh em thì phải giúp bé
giải quyết những khó chịu về em bằng cách khác. Vì bị cha mẹ
mắng nên ngay lúc đó con sẽ không hành động tiêu cực. Nhưng
nếu không gợi ý cho con một hành động đúng đắn khác để thay
thế thì ngay khi quên nỗi sợ, con sẽ lại tiếp tục hành động tiêu cực
ban đầu.
11