chuyện ở trên. Đó là việc bố mẹ đang xử lý hộ mọi lỗi sai của con.
Điều này không hề tốt, cũng không thể giúp gì được cho bé. Bố mẹ
cần kiên quyết dứt bỏ điều này. Việc bố mẹ đang làm chính là “xử
lý hậu quả” hoặc “tuy không thích nhưng thôi thì cứ chịu khó nốt
một lần nữa thôi”. Tuy không hài lòng về hành động của con
nhưng lại miễn cưỡng chịu đựng. Bố mẹ phê bình, trách mắng
con nhưng lại vẫn đáp ứng yêu cầu của con. Các bé thường nhanh
chóng nhờn với những lời quát mắng nên sẽ không mấy khó chịu.
Chính vì không coi hành động của mình có gì phải khó chịu nên
bé sẽ dễ dàng lặp lại lỗi sai mà không hề cảm thấy có phần trách
nhiệm.
Phải để bé trải qua cảm giác khó chịu và xấu hổ trong giờ học khi
không mang đầy đủ đồ dùng học tập đến lớp thì bé mới tự ý thức
về hành động của mình và có động lực để chuẩn bị đầy đủ cho lần
sau. Phương thức dạy dỗ có tính giáo dục hiệu quả nhất đó chính
là tạo cơ hội để trẻ trải qua tình trạng khó khăn do lỗi của mình
gây ra. Vì sợ rằng bé sẽ cảm thấy xấu hổ, sợ cô giáo khó chịu về
con mình nên bố mẹ đến trường giúp bé. Tuy nhiên đây chính là
lý do khiến vấn đề của bé liên tục tái diễn. Điều này sẽ dần dẫn
đến tổn thương lớn hơn, những phê bình tiêu cực hơn dành cho
bé cho bé trong tương lai..
Bố mẹ phải nhẫn nại chịu đựng khi thấy con trải qua khổ sở. Con
đau thì chỉ cần bố mẹ an ủi là được. Bé sẽ lớn lên cùng với những
kinh nghiệm rút ra từ những nỗi đau, phải đau thì bé mới trưởng
thành. Ngăn chặn cơ hội để bé trưởng thành từ đau đớn không
phải là tình yêu thực sự. Có chăng đó chỉ là sự ích kỷ, tránh né
phải đối mặt với khổ sở của bố mẹ mà thôi.
131