việc con cãi lại, dễ coi đó là sự công kích và cảm thấy khó chịu.
Tuy nhiên sau quá trình làm quen dần dần với cách thức phù
hợp, con sẽ biểu đạt ý kiến của bản thân mình một cách hiệu quả.
Bố mẹ cần hướng dẫn để con có thể làm được như vậy. Vì thế dù
con có cãi lại thì bố mẹ cũng đừng phiền lòng mà hãy lắng nghe
con nói, đối thoại thẳng thắn với con. Từ quá trình này con sẽ học
được cách đối thoại và thỏa hiệp. Phải trải qua kinh nghiệm luyện
tập với bố mẹ, con mới có thể xử lý bất đồng ý kiến với người khác
thông qua đối thoại.
Văn hóa truyền thống của Hàn Quốc có khuynh hướng khó chấp
nhận việc trẻ nhỏ phản bác lại. Người lớn sẽ khó chịu vì trẻ con
làm trái ý mình. Nhưng nếu bắt con không được nói lại thì chẳng
khác nào chặn đứng cuộc đối thoại. Con sẽ mất cơ hội được học
hỏi cách thức đối thoại và thỏa hiệp với người khác. Con sẽ nghĩ
rằng “Có nói với bố mẹ cũng vô ích” và cố chấp với ý kiến của
riêng mình. Đặc điểm văn hóa này là một lý do quan trọng khiến
cho xã hội chúng ta yếu kém về phương diện đối thoại và thỏa
hiệp.
***
Dù bắt đầu cuộc đối thoại thế nào, điều quan trọng là bố mẹ phải
đặt ra các quy tắc để áp dụng sau này. Bởi lẽ tình huống có vấn đề
ngày hôm nay sẽ tiếp tục lặp lại về sau. Vì vậy bố mẹ phải hướng
dẫn con nên làm thế nào khi gặp phải tình huống tương tự. Dù
hôm nay con học được gì đi chăng nữa, nếu con có thể áp dụng
được vào ngày mai thì đó là một bước tiến lớn. Mẹ hãy hỏi con
rằng “Chỉ vì chuyện rửa tay mà ngày nào mẹ và con cũng cãi
nhau, mẹ không muốn thế này nữa. Nào, từ mai chúng ta nên làm
thế nào thì tốt con nhỉ?”. Điều quan trọng là mẹ phải giúp con tự
đặt ra nguyên tắc. Như vậy mới có thể giảm bớt bất đồng.
Tất nhiên dù có đặt ra nguyên tắc thì trẻ cũng khó có thể tuân
thủ. Dù vậy, mẹ vẫn cần liên tục khích lệ và dẫn dắt con làm theo
nguyên tắc. Nếu bố mẹ vừa đặt ra nguyên tắc mới mà bé đã tuân
thủ tốt được ngay thì bé đâu còn là trẻ con nữa. “Ông cụ non/bà
cụ non” mới đúng.
Một lời khuyên nữa tôi muốn nhắn gửi đó là bố mẹ cần nói
148