chuyện với con nhiều hơn nữa. Thường ngày bố mẹ hiếm khi đối
thoại với con và chỉ nói chuyện thẳng thắn khi con đã “gây ra
chuyện”. Tuy nhiên thời điểm đó khá nhạy cảm nên cuộc trò
chuyện dễ biến thành cãi vã. Nếu vậy, trong ký ức của con bố mẹ
sẽ chỉ là những người luôn công kích con mà thôi. Và vì thế tự
nhiên con trở nên muốn đối đầu, chống lại bố mẹ.
Trong quá trình nuôi dạy con, không thể tránh khỏi những lúc bố
mẹ nói những câu khiến con tổn thương. Vì điều bất đắc dĩ này,
những lúc bình thường bố mẹ nên cố gắng thường xuyên trò
chuyện vui vẻ với con. Giống như dành dụm tiền cho tương lai, bố
mẹ cũng kiên trì gom góp những ký ức tốt đẹp trong quan hệ giữa
mình và con. Có như vậy, khuynh hướng chống lại bố mẹ của con
sẽ không còn. Hãy tạo thói quen trò chuyện với con hằng ngày,
cùng chơi trò đóng vai và cố gắng truyền đạt một cách gián tiếp
những gì bố mẹ muốn nói. Xung đột giữa bố mẹ và con sẽ nhanh
chóng giảm bớt.
Một điều nữa, ở tuổi này, bố mẹ đừng quá kỳ vọng vào việc con
luôn tự giác rửa tay mỗi khi về nhà. Hãy nghĩ lại xem, người lớn
chúng ta cũng nhiều lúc quên rửa tay sau khi về nhà mà. Việc liên
tục nhắc nhở để con hình thành thói quen tốt là đúng nhưng
cũng không cần thiết phải nổi nóng khi con không thể tuân thủ
tuyệt đối nguyên tắc.
Vì bố mẹ kỳ vọng quá nhiều và tự đặt ra mục tiêu quá cao nên sẽ
dễ dàng nổi nóng khi con không thể thực hiện đúng ý mình. Rõ
ràng điều này là bất hợp lý. Bố mẹ có thể đặt ra kỳ vọng, mục tiêu
cao xa. Nhưng hãy nhớ rằng điều cần thiết để có thể dẫn dắt con
đạt đến mục tiêu đó không phải là giận dữ mà chính là khích lệ.
Câu hỏi phụ: Tôi không biết phải làm thế nào với đứa con trai 7 tuổi.
Hằng ngày, đến 10 giờ tôi nhắc con đi ngủ thì con lại cãi lý “Tại sao
con phải đi ngủ sớm? Mẹ lúc nào cũng bắt con làm theo ý mẹ như
vậy”.
…
Bạn không thể biết trẻ sẽ chống đối đến mức độ nào. Có một số bé
phản ứng rất mạnh mẽ, không làm theo bất kỳ yêu cầu nào của
người lớn và cố chấp theo ý mình, trong số đó có những bé cần
149