CON CHÚNG TA KHÔNG SAO ĐÂU - Trang 172

thể tiếp nhận hết vì vậy hãy nói với bé từng câu ngắn gọn một
cách chính xác. Bố mẹ không nên nói cộc lốc theo kiểu: “Không
được” mà điều quan trọng là yêu cầu cụ thể các việc bé phải làm.
Ví dụ, khi bé vừa ăn lại vừa chạy lung tung, bố mẹ không nên gắt
gỏng: “Đừng có chạy lung tung nữa” mà hãy nhẹ nhàng “Chúng ta
ngồi xuống ăn nhé con”.

Từ sau 3 tuổi, bé sẽ khóc nhiều hơn với mục đích lôi kéo sự chú ý,
quan tâm của bố mẹ. Những lúc đó, nếu bố mẹ quát mắng, nổi
nóng, trẻ sẽ nghĩ rằng việc mình khóc là đã thành công, dù sao bố
mẹ cũng đã để ý đến mình. Khi được khoảng 3 tuổi, bé đã bắt đầu
có thể tự chơi một mình và bố mẹ chỉ cần can thiệp khi bé có vấn
đề. Bé sẽ cảm thấy sự quan tâm của bố mẹ dành cho mình vơi bớt
và thấy bất an, nên bé mong muốn bố mẹ quan tâm đến mình sẽ
nhiều hơn. Như vậy, nếu bé thường xuyên khóc trong thời kỳ này,
thay vì đợi tới lúc bé khóc, bố mẹ hãy dành sự quan tâm tới bé
nhiều hơn ngay cả những thời điểm bình thường khi bé không
khóc.

Khi lớn hơn, các bé quá nhạy cảm, các bé dễ buồn, các bé đang bị
cảm cúm, viêm mũi, không ngủ được sẽ khóc nhiều hơn. Đến tuổi
vào cấp 1 mà bé vẫn thường xuyên “khóc nhè” thì bố mẹ cần nhờ
tới sự tư vấn của chuyên gia.

Tôi xin giới thiệu tới các bố mẹ một phương pháp đơn giản để
hạnh phúc.

Bố mẹ hãy để một số bức ảnh lưu giữ những khoảnh khắc vui vẻ
nhất với con trong một thư mục đặc biệt và mỗi ngày xem một
lần. Nếu có thể, bố mẹ hãy vừa xem thật chậm vừa hồi tưởng lại
những khoảnh khắc hạnh phúc ấy. Mỗi tháng trôi qua lại thay
bằng một tấm ảnh mới. Cách này tuy đơn giản nhưng lại khá hiệu
quả.

Phần lớn mọi người đều xem nhẹ những phương pháp quá đỗi
đơn giản như vậy.

Họ nghĩ rằng phải có một cách nào đó thực tế, to tát hơn.

Thế nhưng những điều nhỏ nhặt đôi khi lại khơi gợi niềm vui

171

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.