CON CHÚNG TA KHÔNG SAO ĐÂU - Trang 170

an ủi và bảo vệ con. Bạn không nên nổi nóng rồi quát mắng con
rằng “Tại sao con lại như thế hả?”, và bạn cũng không nên sợ xấu
hổ với người khác. Đừng nói những lời gây tổn thương khi tâm
trạng con đang không tốt, hãy chia sẻ với con khi con đã hết khóc
và cảm thấy thoải mái. Hãy nói với con “Mẹ thấy có những người
cho rằng chuyện của con không quá nghiêm trọng và hơi khó chịu
khi thấy con khóc vì vậy sẽ tốt hơn nếu con có thể kìm chế không
khóc trước mặt người khác”. Hãy hướng dẫn và khích lệ con làm
thế nào để dù cảm xúc có dâng trào thì bản thân vẫn kìm nén
được và không gây chú ý cho người khác, ví dụ như chuyển sang
suy nghĩ việc khác trước khi cảm xúc bùng phát hoặc tạm thời rời
chỗ và đi bộ một chút…

***

Tóm lại, đây là quá trình nuôi dưỡng khả năng kiểm soát cảm xúc.
Quá trình này cần khá nhiều thời gian. Hãy nói với con rằng “Cảm
xúc của con là thứ quý giá và không có bất cứ vấn đề gì cả. Chúng
ta hãy cùng rèn luyện khả năng điều khiển cảm xúc con nhé”.
Khái niệm “khả năng điều khiển cảm xúc” có thể khá khó hiểu với
bé nên bố mẹ hãy giải thích rằng: “Việc con thấy buồn, con muốn
khóc cũng là điều tốt. Tuy nhiên, chúng ta cùng rèn luyện để
kiềm chế, không khóc trước mặt người khác nhé”. Khả năng điều
chỉnh cảm xúc càng hoàn thiện, con người càng cảm nhận được
những cảm xúc sâu sắc, lắng đọng hơn. Cũng giống như chiếc xe
có tính năng phanh càng hiệu quả thì càng có thể đi nhanh vậy.
Sức mạnh điều khiển cảm xúc càng lớn thì càng tốt cho bạn.

Thông thường bé mất khoảng 2~3 năm để đạt được mức có thể
chịu đựng được cảm xúc khó chịu của bản thân. Điều tôi nhất
định muốn gửi gắm tới các bố mẹ đó là bản tính của con dù thế
nào cũng không nên phán xét tốt hay xấu. Tuy nhiên, một số bản
tính khi hình thành nên tính cách cũng sẽ có thể hình thành nên
tính cách xấu. Ví dụ, bản tính hay khóc nhè vẫn có thể chấp nhận
được phần nào nhưng nếu bé lớn lên rồi mà vẫn không thể hiện
được những gì muốn nói, luôn nói theo kiểu giận dỗi người khác
thì rõ ràng đó đã trở thành tính cách của bé.

Nếu sửa đổi được bản tính hay khóc này của con thì con sẽ có thể

169

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.