CON CHÚNG TA KHÔNG SAO ĐÂU - Trang 168

Những bé hay khóc có đặc điểm bẩm sinh riêng. Chức năng điều
tiết cảm xúc của bé vẫn chưa hoàn thiện. Cũng giống như những
nhạc cụ dễ phát ra âm thanh thì chỉ cần một tác động nhỏ cũng sẽ
kêu rất lớn. Bởi vậy, cần phải có kỹ thuật khéo léo để điều khiển
được những nhạc cụ này. Tuy nhiên kỹ thuật khéo léo là cái cần
nhiều thời gian rèn luyện, nếu không rèn luyện thì một nhạc cụ
tốt cũng có thể phát ra những âm thanh không ổn định. Đối với
những bé giàu cảm xúc, khi kỹ năng kiểm soát cảm xúc chưa phát
triển đầy đủ, bé rất dễ bộc lộ trạng thái bất ổn. Thời gian trôi qua,
khi ý thức kiểm soát cảm xúc được hình thành thì sự bất ổn đó sẽ
dần dần biến mất. Tuy nhiên sự nhạy cảm thì vẫn tiếp tục tồn tại.

Khi đối xử với các bé có trạng thái cảm xúc tiêu cực, bố mẹ cần
phải tự nhủ rằng: ‘Từ khi sinh ra con đã có điểm yếu là khó kiểm
chế cảm xúc’. Bạn chỉ cần nghĩ theo hướng tích cực rằng con mình
là một đứa trẻ nhạy cảm. Điều bố mẹ cần làm là chấp nhận tính
cách đó của con và tìm cách để con không thể hiện sự nhạy cảm
quá mức, giúp khả năng điều chỉnh cảm xúc trong con sớm hoàn
thiện. Sẽ cần rất nhiều thời gian vì vậy bố mẹ phải nhẫn nại, kiên
trì.

Phần lớn bố mẹ đều giận dữ khi con quấy khóc. Bố mẹ sẽ lớn tiếng
quát mắng: “Sao con cứ quấy khóc như vậy? Con định thế này mãi
sao?” và nổi cáu với con. Khi đó trẻ sẽ càng tỏ thái độ đề phòng. Sẽ
có lúc trẻ không thực sự muốn khóc nhưng nước mắt tự lã chã rơi.
Tuy nhiên một đứa bé đang bị mắng sẽ bực bội trong lòng vì
không biết phải làm thế nào. Vốn dĩ trẻ phải học được cách tự xoa
dịu bản thân nhưng kỹ năng này chưa quen với cách này nên
đành phải kìm nén cảm xúc. Tuy buồn bực trong lòng nhưng bé
lại cố gắng để không biểu hiện ra ngoài. Khi đạt đến giới hạn
không thể kìm nén hơn nữa, bé sẽ lại quấy, khóc, nước mắt nước
mũi ròng ròng. Vậy nên bé không thể tiến bộ hơn phải không nào.

Vì thế khi nhìn thấy con quấy, khóc, bố mẹ cố gắng đừng nổi
nóng, hãy nhẹ nhàng, kiên trì khuyên nhủ con “Con yêu à, mẹ
muốn con nói chuyện với mẹ chứ đừng khóc như thế. Nào, ngừng
khóc và nói với mẹ nhé”. Đương nhiên bố mẹ phải chấp nhận rằng
lần đầu sẽ không được như ý. “Ừ, ngay lập tức con không thể nói
ra được. Nhưng mình thử luyện tập để chuyển từ khóc sang nói

167

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.