CON CHÚNG TA KHÔNG SAO ĐÂU - Trang 167

C

CON LÀ ĐỨA TRẺ “MÍT ƯỚT”

âu hỏi: Con trai tôi đã được 5 tuổi. Thường ngày, con là đứa
trẻ hay cười, ham chơi. Thế nhưng, không hiểu do cảm xúc
của con quá phong phú hay là con quá nhạy cảm mà đang

chơi đùa, động một chút là con xịu mặt và khóc lóc. Tôi nghe cô giáo
nói, ở trường mầm non, chỉ cần nghe bài hát nhẹ nhàng và xúc động
là con buồn bã và òa khóc ngay. Mới gần đây, khi xem phim truyền
hình, nhân vật phản diện trong phim chỉ hét lên thôi cũng khiến con
sợ hãi và một mực đòi mẹ tắt tivi. Thường ngày, chỉ hơi va chạm với
con chút xíu là con kêu đau và kêu khóc ầm ĩ. Tuy hành động này
không hẳn khiến người khác khó chịu nhưng nếu cứ như vậy tôi sợ
rằng con sẽ gặp vấn đề. Tôi phải giúp con thế nào đây?

Con phải học cách nuôi dưỡng khả năng kiểm soát cảm xúc

Bố mẹ luôn cảm thấy khó xử và bức bối khi thấy con khóc. Nhưng
với một người chỉ nhìn gián tiếp qua những dòng chữ miêu tả
như tôi thì lại thấy bé khá đáng yêu. Tất nhiên đây không phải là
một vấn đề nghiêm trọng. Thực ra bố mẹ không cần tác động thì
vấn đề này của con sẽ tự động biến mất. Bởi lẽ khả năng kiểm soát
và tự kiềm chế cảm xúc của con sẽ tốt dần lên.

Trong não bộ của chúng ta tồn tại chức năng kiểm soát để những
dòng cảm xúc không vượt quá phạm vi nhất định. Điều này giúp
cho con người dù gặp chuyện vui vẻ, thú vị hay buồn phiền, chán
nản thì cảm xúc cũng sẽ không bộc phát, vượt phạm vi cho phép.
Tất nhiên, khi gặp phải những “cú sốc tình cảm”, chức năng kiểm
soát này sẽ tạm thời không thể thực hiện đầy đủ vai trò vốn có.
Tuy nhiên, trong những tình huống thông thường, não bộ của
chúng ta vẫn kiểm soát tốt để cảm xúc không biểu hiện thái quá
ra bên ngoài. Bởi lẽ trạng thái cảm xúc bộc phát quá mức sẽ cản
trở cuộc sống bình thường của chúng ta.

166

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.