cũng không hiểu nổi tại sao mình lại thể hiện thái độ, lời nói như
vậy với con. Đó chính là bộc phát của sự phẫn nộ, giận dữ chôn
giấu kỹ trong tâm hồn mà người đó không ý thức được. Đó là khi
“đứa trẻ bị tổn thương” ẩn náu trong tâm hồn cha mẹ đột ngột
trỗi dậy.
Một “đứa trẻ” từng không thể chịu nổi sự xấu hổ sẽ tiếp tục không
thể chịu nổi sự hổ thẹn này, nó giận dỗi và thể hiện cơn giận ra
ngoài bằng những lời nói, hành động thô bạo hướng đến chính
đứa con của mình. Vốn dĩ tâm trạng không thoải mái phải được
thể hiện ra ngoài bằng lời nói nhưng cũng giống như những đứa
trẻ khác chỉ biết khóc và giận dỗi, đứa trẻ bên trong chúng ta chỉ
biết run rẩy, thu mình lại vì bất an dẫn đến hành động theo cảm
xúc mà lấn át cả lý trí.
Muốn thoát khỏi vấn đề này, điều quan trọng nhất là chúng ta
phải nhìn nhận lại đứa trẻ trong nội tâm của mình và an ủi nó.
Bạn hãy nhìn lại thời điểm mình bị tổn thương và tự khích lệ bản
thân rằng “đó quả là thời gian thật mệt mỏi”. Làm như vậy, đứa
trẻ trong chúng ta sẽ bước qua được nỗi đau mà trưởng thành.
Qua thời gian này, cha mẹ sẽ chiến thắng được các vết thương
lòng và trở nên mạnh mẽ hơn, khi cha mẹ trở nên “khỏe mạnh về
mặt tinh thần” thì những lời nói, hành động tiêu cực hướng đến
con cũng tự động giảm dần mà không cần tới bất kỳ sự cố gắng
nào. Tất nhiên quá trình tự điều trị này không hề dễ dàng. Nhưng
bạn hãy không ngừng nhìn lại mình. Tại sao mình phải xấu hổ về
chính bản thân mình? Có thật sự tồn tại của mình là đáng xấu hổ
hay không? Có thật là bản thân mình có quá nhiều vấn đề hay
không? Hãy suy nghĩ thật kỹ càng.
Tôi thường khuyên những ông bố bà mẹ gặp phải vấn đề này bằng
cách dùng “Liệu pháp cái ghế”. Bạn hãy đặt hai chiếc ghế cạnh
nhau, một chiếc ghi là “ghế chửi mắng mình”, một chiếc là “ghế
chỉ nói lời tốt đẹp với mình” sau đó lần lượt ngồi lên từng chiếc và
tự suy nghĩ. Trong tình huống này, có nhiều người rơi nước mắt
và hết sức đau khổ. Vì họ nhận ra rằng khi ngồi trên chiếc ghế tự
mắng mình, họ có quá nhiều điều để nói nhưng lại không thể thốt
lên lời nào khi ngồi trên chiếc ghế còn lại. Họ dần cảm thấy rằng
bản thân mình có quá nhiều suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực trong
17