rằng con cái là những thực thể hoàn toàn độc lập. Tuy đã cắt dây
rốn từ lâu nhưng cha mẹ vẫn luôn coi con cái là một phần cơ thể
được kết nối với mình bởi sợi dây vô hình.
Vấn đề là những ông bố bà mẹ này lại coi con là thước đo của chủ
nghĩa hoàn hảo hơn là dành tình yêu thương cho con. Khi con
làm sai cũng chính là ảnh hưởng tới thể diện của cha mẹ. Phần
lớn những người khi con nhỏ không được cha mẹ đánh giá cao,
thường xuyên bị chỉ trích sẽ giữ nỗi hổ thẹn ở một nơi sâu kín
trong tâm hồn. Họ đã tiếp nhận thái độ cha mẹ dành cho mình
như vậy đó.
Trạng thái cảm xúc này dần khiến họ nghĩ rằng “Bản thân mình
có rất nhiều vấn đề”, và luôn có thái độ cố gắng để khắc phục vấn
đề, đó chính là chủ nghĩa hoàn hảo. Họ sẽ nghĩ rằng mình phải
hoàn hảo, hoặc nếu không thể hoàn hảo thì ít nhất cũng phải
giảm tối đa các vấn đề thì mới được người khác công nhận, mới có
thể tồn tại trên cõi đời này. Vì vậy những người có xu hướng hoàn
hảo sẽ nỗ lực hết mình để có thể trở nên hoàn hảo. Thế nhưng,
trên thế gian này, đâu có gì là hoàn hảo, rốt cuộc mọi cố gắng đó
sẽ chuyển thành thất bại và sự thất bại lại càng khiến người đó
thấy mặc cảm. Đó là một vòng luẩn quẩn không thể thoát ra.
Nỗi hổ thẹn này không chỉ làm khổ bản thân mình khi bạn còn trẻ
mà khi bạn trở thành cha mẹ, nó còn hướng đến cả con cái của
bạn. Những cha mẹ có tính hay mặc cảm sẽ không thể để yên khi
con làm sai. Người bố, người mẹ sẽ cho rằng con đang làm xấu
mặt mình và chỉ thấy rằng con đang có vấn đề. Sau đó họ sẽ nôn
nóng muốn khắc phục thật nhanh những vấn đề đó. Tất cả chúng
ta đều thấy thật khó để ghét bỏ cái sai của bản thân mình nhưng
lại rất dễ dàng chỉ trích và tấn công cái sai của người khác. Cha mẹ
thường thấy rất rõ lỗi sai của con, tới mức không thể tin rằng con
lại không tự nhận ra cái sai của mình. Vì vậy họ dễ dàng nói
những lời thô lỗ với con và nhìn con bằng ánh mắt coi thường.
Thực ra trong nội tâm của những ông bố bà mẹ này tồn tại rất
nhiều sự tổn thương. Những tổn thương do lời nói, hành động từ
cha mẹ của họ thậm chí đã ngấm vào máu của họ. Qua những
cuộc trò chuyện tư vấn tâm lý tôi nhận thấy các ông bố bà mẹ
16