CON CHÚNG TA KHÔNG SAO ĐÂU - Trang 185

C

CON KHÔNG THỂ XA BỐ MẸ

DÙ CHỈ LÀ MỘT CHỐC LÁT

âu hỏi: Hai vợ chồng tôi cùng đi làm. Từ sau khi vào lớp 1, con
phải đi học nhiều lớp học thêm nên tôi đã mua điện thoại cho
con để dễ dàng xác định vị trí của con. Ban đầu con rất ít khi

gọi điện, ít khi mang điện thoại theo người nhưng bây giờ thì liên tục
gọi cho tôi 20~30 cuộc một ngày, gọi cho bố 10~20 cuộc một ngày.
Tôi đã tìm nhiều cách để con hạn chế số lần gọi điện thoại nhưng tình
hình vẫn không cải thiện. Ngay cả khi có bố hoặc mẹ ở bên cạnh thì
con vẫn gọi cho người kia hỏi khi nào về, nếu không thấy trả lời, con
sẽ đấm ngực, nổi cáu, thậm chí là khóc nữa. Phải làm thế nào với đứa
nhóc nghiện điện thoại này đây?

Phương pháp căn bản để chiến thắng bất an là sự trưởng thành
của trẻ

Không phải con “nghiện” điện thoại mà con đang trong trạng thái
bất an cao độ về bố mẹ. Có một số trường hợp tình trạng bất an
thường xảy ra khi còn nhỏ sau đó biến mất rồi lại bất chợt “tái
phát” khi trẻ vào cấp 1. Trẻ không thể kiểm soát nỗi bất an đó nên
biểu hiện ra ngoài hành động.

Khả năng kiểm soát của trẻ rất yếu. Khi lo lắng, người lớn có thể
tự trấn an bản thân bằng ý nghĩ: “Không sao đâu. Đừng lo lắng
quá. Trước đây mình cũng lo sợ mà thực tế đâu có đến mức
nghiêm trọng. Lần này cũng sẽ như vậy thôi. Mình vẫn bình an vô
sự như thường mà”. Sự trấn an này là do chúng ta học được từ bố
mẹ khi con nhỏ. Nếu liên tục nghe được những lời này thì tự
nhiên chúng sẽ “ngấm” vào tâm trí khiến chúng ta tự biết trấn an
bản thân. Thế nhưng khi trẻ con quá nhỏ, chưa nghe được nhiều
những lời như vậy, trẻ vẫn thiếu sức mạnh để tự an ủi bản thân và
không thể chế ngự nỗi sợ hãi.

184

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.