CON CHÚNG TA KHÔNG SAO ĐÂU - Trang 198

dành thời gian để chơi bời thì làm thế nào hoàn thành những việc
kia? Liệu có phải giúp con thích nghi trong trạng thái đó hay
không?”. Để bé có thể thích nghi với môi trường mới thì chờ đợi
cũng là một phương pháp. Tuy nhiên, bé lại nói ra những chuyện
chết chóc mà trước đây bé chưa từng nói, trong tình trạng lo lắng
tràn ngập tâm trí như vậy thì bố mẹ không thể làm ngơ để mặc bé
như vậy. Đây là thời điểm phải lùi một bước để tiến hai bước. Nếu
chúng ta không dành thời gian để bé nghỉ ngơi lúc này thì sẽ chỉ
lãng phí thời gian nhiều hơn về sau mà thôi.

***

Em bé trong câu chuyện trên đang nói tới nhiều chuyện đau
buồn. Có vẻ tâm trạng bé đang khá rầu rĩ. Trước 3 tuổi, hầu như
bé ít cảm giác được cái gọi là “nỗi buồn”. Thế nhưng từ sau 3 tuổi
bé bắt đầu biết buồn. Các bé có nhiều cách biểu hiện cảm xúc này
khác nhau như, một số bé khi gặp chuyện buồn thì ủ rũ ngay lập
tức nhưng một số bé vẫn vui vẻ vài ngày sau đó đột nhiên tè vào
chăn trong khi ngủ hoặc cáu giận, khó chịu.

Dù thế nào, khi nhận thấy bé đang buồn, điều bố mẹ cần làm là cố
gắng giúp con có thể nói ra tâm trạng của mình. Mẹ hãy giúp con
ổn định lại bằng những câu an ủi như: “Con buồn lắm hả? Đương
nhiên là thế rồi. Mẹ cũng thấy buồn đây này”. Cảm xúc không có
tội. Ngược lại trẻ sẽ trưởng thành hơn sau khi trải qua và vượt lên
những trạng thái cảm xúc đau buồn ấy.

Là bố mẹ, chẳng ai muốn tâm trạng con lúc nào cũng lên xuống
thất thường như thời tiết, chỉ mong con luôn được vui vẻ, sảng
khoái. Bố mẹ mong con nhanh chóng thoát khỏi trạng thái buồn
phiền hoặc tức giận. Thế nhưng, giống như câu nói “Nỗi buồn
giúp ta trưởng thành hơn”, quãng thời gian chìm trong cảm xúc
buồn phiền giúp bé suy nghĩ sâu sắc hơn. Tâm trạng lên xuống là
bằng chứng của tình trạng căng thẳng nhưng cũng đồng thời là
dấu hiệu cho thấy sự trưởng thành dần lên của bé. Khi đó, việc bố
mẹ cần làm là dành thời gian cho con, quan tâm tới con, tạo điều
kiện thuận lợi để con có thể tự khắc phục, vượt lên tâm trạng đó.
Việc bạn chịu đựng căng thẳng thay cho con hoặc gia tăng thêm
căng thẳng cho con đều không tốt. Bố mẹ chỉ cần giữ đúng vai trò

197

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.