CON CHÚNG TA KHÔNG SAO ĐÂU - Trang 209

rửa tay tới 10 lần, 20 lần, mỗi lần từ 20~30 phút thì được gọi là
hành động ám ảnh. Tuy nhiên, sự lo lắng sẽ không biến mất nên
chỉ một lát sau sẽ tiếp tục lặp lại hành động đó. Khi những suy
nghĩ ám ảnh và hành động ám ảnh liên tục xảy ra và cản trở đời
sống thường ngày thì sẽ gọi đó là “chứng ám ảnh”.

Chứng ám ảnh là một loại triệu chứng bất an và cần được điều trị
theo lời khuyên của các chuyên gia. Dù có thuyết phục bé rằng
tay không bẩn, động viên bé đừng lo lắng thì vẫn không thể giải
quyết vấn đề. Tuy nhiên, khi các triệu chứng chưa nghiêm trọng
thì khó có thể coi đó là bệnh mà chỉ là tình huống căng thẳng, bất
an cao độ mà thôi. Việc phán đoán hành động của bé có phải là
bệnh hay không phải dựa trên mức độ các triệu chứng ảnh hưởng
tới đời sống hằng ngày. Khi mức độ ảnh hưởng khá nhiều thì
được coi là bệnh nhưng mức độ thấp thì có thể bỏ qua được.

Nếu chứng ám ảnh của bé chưa trầm trọng tới mức coi là bệnh thì
cũng không nhất thiết phải tới bệnh viện. Những lúc đó, tôi
khuyến khích bố mẹ trước tiên hãy dành thời gian chơi với con
theo quy tắc nào đó. Ví dụ, hãy chơi với bé một tuần 3 lần, mỗi lần
từ 30 phút tới 1 tiếng, chỉ để 1 người là bố hoặc mẹ chơi với bé.

Đầu tiên, chơi đùa sẽ giúp bé giải tỏa căng thẳng. Hơn nữa, khi
chơi cùng, mẹ có thể tìm hiểu bé đang căng thẳng vì chuyện gì.
Đồng thời thông qua quá trình tự bộc lộ, bé có thể tự tìm ra lời giải
đáp và giảm bớt căng thẳng mà không cần tới sự giúp đỡ của bố
mẹ. Hãy dừng việc liên tục chỉ trích hành động của bé, cứ coi như
không nhìn thấy và chơi cùng bé. Có rất nhiều trường hợp bố mẹ
chỉ cần làm như vậy thì thôi triệu chứng của trẻ cũng đã được cải
thiện.

208

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.