CON CHÚNG TA KHÔNG SAO ĐÂU - Trang 21

trọng nhất trong cuộc sống là né tránh các tình huống không tốt.
Hiện nay đâu đâu cũng nhấn mạnh động cơ tích cực và tư duy
sáng tạo. Tuy nhiên những đứa trẻ từng bị đánh đòn sẽ khó có thể
làm được điều đó. Ngược lại nguy cơ hình thành tính cách tiêu
cực và có khuynh hướng né tránh là rất cao.

Thứ hai, làm sai chính là một cơ hội để học hỏi. Càng bị đánh
nhiều bao nhiêu trẻ càng cho rằng việc phạt đòn là điều đương
nhiên bấy nhiêu. Bố mẹ liệu có phải là những người quan trọng
với con? Đến bố mẹ còn làm như vậy thì trẻ sẽ điềm nhiên tiếp
nhận điều này và thậm chí còn nghĩ rằng “Chỉ cần đối phương
làm sai thì ta có quyền đánh kẻ đó”. Giống như mình làm sai thì bị
mẹ đánh, trẻ sẽ nghĩ rằng là anh thì được phép đánh em và chẳng
mấy chốc sẽ dùng nắm đấm với em và bạn bè. Kết quả, trẻ không
hiểu quy tắc cơ bản của xã hội văn minh là không được dùng bạo
lực với lỗi sai của đối phương. Trong trường hợp này, khi trưởng
thành, trẻ có nguy cơ trở thành người hay sử dụng bạo lực với
người khác.

Thứ ba, đòn roi ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển trí tuệ của
trẻ. Nghiên cứu so sánh về chỉ số trí tuệ của trẻ em cho thấy
những đứa trẻ bị phạt đòn có chỉ số trí tuệ thấp hơn 3~5 điểm so
với các bé khác. So sánh bằng hình ảnh hai bán cầu não cho thấy
những trẻ thường xuyên bị đánh sẽ có dung tích não phát triển
dưới mức trung bình, đặc biệt có sự chênh lệch lớn về kích cỡ của
thùy não trước – phần kiểm soát chức năng tư duy. Khi xem xét
kết quả nghiên cứu ở cấp độ quốc gia, ta cũng có thể thấy rằng
những người ở các nước còn tồn tại phổ biến hình phạt đòn có chỉ
số trí tuệ thấp hơn so với chỉ số trí tuệ trung bình ở các nước cấm
tuyệt đối hình phạt này.

Như vậy việc phạt đòn không những không có hiệu quả giáo dục
mà còn để lại ảnh hưởng tiêu cực về lâu về dài cho trẻ. Chính bởi
lý do đó, dư luận ở các nước phát triển đang phản đối mạnh mẽ
việc phạt đòn trẻ em và có tới 37 nước đã nghiêm cấm đòn roi
trong gia đình. Với trường hợp Thụy Điển, năm 1979 nước này đã
thông qua điều luật cấm phạt đòn trong gia đình nhưng khi đó có
khoảng 70% người dân vẫn phản đối việc thông qua đạo luật này.
Tuy nhiên sau 35 năm áp dụng, hiện nay đã có khoảng 90% người

20

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.