làm cho con chịu nghe lời thì bố mẹ sẽ dễ dàng chọn cách đánh
con. Bố mẹ vốn có thể dành thời gian để uốn nắn trước khi con
gây ra hành động nghiêm trọng tới mức phải đánh con nhưng các
bố các mẹ lại thường chỉ xử lý vấn đề sau khi con đã hành động
sai nên sẽ nghĩ tới cách nhanh nhất là phạt đòn con.
***
Nói ra thì khá tàn nhẫn nhưng thực tế đánh con cũng là một thói
quen khó bỏ. Lúc đầu vì quá giận dữ nên cha mẹ vô thức đánh con
nhưng những lần sau, chỉ cần hơi khó chịu là bố mẹ đã có thể
động tay động chân với con. Có thể cha mẹ đã tự nhắc mình
“Không được như thế…” nhưng quả thật việc kiềm chế bản thân
không hề đơn giản. Người làm cha mẹ dần quên mất đi vai trò tồn
tại của mình, cảm thấy mình thật kém cỏi và từ đó khả năng tự
khống chế bản thân lại càng giảm đi. Cứ như vậy mật độ đánh con
lại càng tăng.
Bạo hành giữa các cặp vợ chồng cũng tương tự. Những người
chồng đánh vợ thường đánh mất bản thân mình. Họ có suy nghĩ
coi thường chính bản thân mình. Vì vậy họ nghĩ rằng “Những kẻ
kém cỏi thì dùng bạo lực, có gì lạ đâu” và càng có xu hướng dùng
bạo lực nhiều hơn. Thậm chí họ coi đối phương trở thành cái bao
cát để trút mọi stress và tự bao biện rằng “Mình vốn là kẻ như vậy
mà…”.
Trong trường hợp mẹ đánh con ở câu hỏi trên, có thể thấy người
mẹ đang trút giận lên con. Đầu tiên mẹ tức giận vì con bị bạn bắt
nạt nhưng sau đó lại quay sang đánh con. Mẹ chính là người sinh
ra con, nhưng mẹ không muốn sinh ra một người con như vậy. Vì
con bị bạn bè bắt nạt nên mẹ cảm thấy đau lòng. Và mẹ đánh con,
chỉ bởi lý do con bị bạn đánh ở bên ngoài và về nhà khiến bố mẹ
mệt mỏi.
Mẹ đánh con cũng bởi vì đã chú ý mấy chục lần nhưng hành động
của con vẫn không thay đổi. Đối với hành động của con trẻ, dù nói
hai chục lần hay thậm chí cả trăm lần cũng không dễ gì thay đổi.
Cái bạn và con cần chính là thời gian. Ví dụ, đối với bé đi học mẫu
giáo, lần đầu bạn dạy con thay quần áo sau khi đi học về thì ít
nhất cũng có khoảng 70% các bé sẽ quên trong lần sau. Điều đó
22