CON CHÚNG TA KHÔNG SAO ĐÂU - Trang 261

tâm trạng tiêu cực đó nhưng nếu điều này khó thực hiện thì
những lúc như vậy, đơn giản chỉ cần một ai đó ở bên cạnh trẻ mà
thôi. Nếu không thể thay đổi việc trẻ bị buông lỏng thì những
hành động sai trái sẽ ngấm vào trẻ, trở thành thành tính cách xấu
và cuối cùng hủy hoại cuộc sống của trẻ.

***

Quan điểm trẻ đánh nhau để lớn lên không sai. Tuy nhiên, đánh
đấm không phải là hành vi tốt đẹp. Trẻ phải học được rằng bắt nạt
bạn là hành vi xấu. Cần phải giúp trẻ hiểu rằng không được bắt
nạt người khác để xoa dịu cảm xúc bản thân và cần giúp trẻ tìm ra
cách khác để cải thiện tâm trạng không vui.

Trong tình hình tính cộng đồng trong khu vực ngày càng giảm
sút hiện nay, có nhiều trẻ trở nên bị buông lỏng. Nhà trường và
gia đình hãy tích cực giúp đỡ trẻ trước khi quá muộn. Cho tới thời
điểm trẻ học lớp 2, chúng ta vẫn có thể dễ dàng điều chỉnh hành
vi bạo lực này. Nếu để muộn hơn thì việc sửa đổi sẽ thật sự gian
khó. Việc sửa đổi sẽ cần tới rất nhiều sự quan tâm từ xung quanh
nên tất cả mọi người hãy cùng dành sự quan tâm, giúp trẻ sửa đổi
hành vi sai trái và hòa nhập tốt vào cộng đồng chung.

Câu hỏi phụ: Bạo lực học đường, làm thế nào để nhận biết và ứng
phó?

Bạn có thể nghi ngờ trẻ đang bị bạo lực trong trường học khi thấy
trẻ có những biểu hiện như sau:

1. Đồ dùng của con mất dần và con nói thiếu tiền

Bố mẹ cần để ý khi mất áo, giày thể dục của con liên tục bị mất
hoặc bị hỏng, khi con thường xuyên nói thiếu tiền tiêu vặt. Cũng
có những trường hợp con bỗng trở nên tiêu tiền phung phí hơn
trước và lục ví bố mẹ.

2. Các vết thương liên tục xuất hiện

Bố mẹ cần chú ý khi xuất hiện những vết thương, vết bầm tím
trên cơ thể con. Thông thường trẻ sẽ bị xây xát khi chơi đá bóng
chẳng may bị ngã nhưng có nhiều trường hợp không như vậy. Lý

260

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.