CON CHÚNG TA KHÔNG SAO ĐÂU - Trang 260

Nhưng đây là hành động nhất định phải sửa đổi ngay. Cả lớp
chúng ta hãy đoàn kết để giúp đỡ bạn ấy không còn hành động
như vậy nữa. Nếu không sửa đổi trước khi trở thành người lớn sẽ
rất là nguy hiểm. Vì bạn đó sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong đời
sống xã hội. Vì vậy khi nhìn thấy bạn như vậy các em nhất định
phải ngăn cản bạn và nhớ báo cho cô ngay. Có thể một số bạn nói
rằng “em không muốn là đứa mách lẻo” nhưng báo với cô về hành
động bắt nạt bạn không phải là mách lẻo. Ngược lại đây chính là
giúp bạn. Những bạn đó vì chưa biết kiềm chế nên mới sử dụng
bạo lực và bắt nạt người khác. Nhất định cô sẽ giúp bạn ấy rèn khả
năng kiềm chế. Vì vậy các em cũng phải tham gia giúp bạn nữa”.

Làm như vậy, đứa trẻ hay bắt nạt sẽ không thể tiếp tục duy trì vị
trí cao hơn các bạn khác nữa, thậm chí sẽ còn cảm thấy mất tự tin.
Kết quả là, đứa trẻ đó sẽ tự giảm bớt hành động bắt nạt người
khác.

Có những bố mẹ thắc mắc rằng liệu làm như vậy có quá đáng
không, có phải như vậy là bẻ gãy tinh thần của trẻ không. Nhưng
nguyên nhân khiến trẻ mất tinh thần nhiều nhất chính là lặp lại
hành động sai lầm. Khi lặp lại cùng một hành động sai, trẻ sẽ dần
mất tự tin. Giống như người nghiện rượu nếu không uống rượu sẽ
trở nên yếu đuối và thường ngày phải nhờ tới rượu để duy trì tinh
thần, đứa trẻ hay bắt nạt bạn nếu không tiếp tục hành động đó sẽ
không thể duy trì sự tự tin. Vì vậy trẻ sẽ càng bị cuốn vào hành vi
sai trái này và sự tự tin sẽ càng giảm sút. Khi xử trí với người
nghiện rượu thì sau khi ngăn không cho người đó uống rượu nữa,
ta phải vực dậy tinh thần cho người đó. Tương tự như vậy, trước
mắt ta phải ngăn chặn hành động bắt nạt bạn của trẻ sau đó dành
sự quan tâm để trẻ lấy lại tự tin.

Giáo viên chủ nhiệm cần nhanh chóng gặp bà, bố của trẻ để giải
thích vấn đề và tác động để tạo ra sự thay đổi trong môi trường
gia đình của trẻ. Hãy thuyết phục người trong gia đình trẻ rằng,
người lớn chúng ta ai cũng vất vả nhưng hãy cố gắng dành sự
quan tâm tới trẻ, dù ít dù nhiều cũng hãy dành thời gian trò
chuyện với trẻ, giúp trẻ vơi bớt nỗi bất an. Khi trẻ có cảm giác lo
lắng, sợ bị bỏ rơi, tâm trạng chán nản vì những suy nghĩ tiêu cực,
trẻ sẽ gây ra hành vi tiêu cực. Tốt nhất là giúp trẻ tránh rơi vào

259

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.