CON CHÚNG TA KHÔNG SAO ĐÂU - Trang 28

tự nhiên sẽ thể hiện những suy nghĩ chán nản như vậy. Khi đó,
nếu mẹ quát lên rằng “Sao con dám nói với mẹ những câu nói đó?”
hoặc “Thế này thì có gì đáng buồn. Đường đường là con trai mà lại
khóc vì chuyện nhỏ nhặt thế này à?” thì chẳng khác nào đang áp
chế quá mức những biểu hiện cảm xúc của con.

Đối với các đòi hỏi của con cũng vậy. Trẻ không sai khi có nhu cầu
đòi hỏi gì đó. Trẻ con vốn dĩ là như vậy. Càng lớn dần trẻ sẽ càng
biết tự kiềm chế những đòi hỏi của mình. Nếu bố mẹ cho rằng đòi
hỏi của con là sai, là quá đáng thì chính bố mẹ đang tước đi cơ hội
để trưởng thành của con.

Cha mẹ có thể đưa ra lý do như sau để từ chối mua những đồ vật
mà con muốn: “Con muốn có cái này à? Nhưng mẹ không thể mua
được tất cả những thứ con muốn. Nên là giờ mình chỉ nên mua
những thứ con cần thôi nhé!”. Không nên cự tuyệt rằng “Sao lúc
nào con cũng đòi mua thứ này thứ kia như vậy? Ở nhà còn có bao
nhiêu thứ tương tự… Con thật quá lãng phí!”, vì điều đó chẳng
khác nào coi những đòi hỏi của con là vấn đề không tốt.

Khi nuôi con nhỏ, tôi quy định một ngày nhất định để mua đồ
chơi cho con. Đối với trẻ nhỏ, chờ đợi quá lâu dễ khiến chúng mệt
mỏi vì vậy tôi đặt ra một tháng hai lần mua đồ chơi và trao cho
con quyền lựa chọn. Tất nhiên tôi cũng giải thích rõ cho con hiểu
rằng bố mẹ không thể mua tất cả những gì con muốn mà đặt ra
giới hạn về số tiền hoặc số lượng cho con biết. Khi con nói muốn
mua nhiều thứ, tôi chỉ cười và giải thích với con “Bố hiểu mong
muốn của con nhưng con không thể mua tất cả mọi thứ cùng lúc
được”. Nếu cha mẹ không tức giận, quát mắng mà nói những lời
nhẹ nhàng như vậy thì con sẽ không bị tổn thương và bắt đầu học
được cách kiềm chế nhu cầu của bản thân.

Một vấn đề khác đó là sự khác biệt giữa hành động của con ở lớp
và hành động của con trong thời điểm khác mà ta để ý. Các bé
nhút nhát khi muốn uống nước, có thể bé sẽ lo sợ cô giáo tức giận
mà nói với mình rằng “Con tự đi uống đi”. Bởi lẽ các bé nhút nhát
rất dễ bị tổn thương khi đối phương nói một cách thẳng thừng
hoặc nghiêm túc. Nếu không nói một cách nhẹ nhàng, trìu mến
có thể trẻ sẽ cho đó là biểu hiện từ chối và không hài lòng về

27

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.