CON CHÚNG TA KHÔNG SAO ĐÂU - Trang 337

Thứ ba, khi con có thể tăng thời gian tập trung dù chỉ một chút
hãy thưởng cho con. Khi con tăng thời gian tập trung từ 10 phút
lên 15 phút, hãy mở một bữa tiệc nhỏ để chúc mừng con, bố mẹ
hãy sử dụng những cách như vậy để khen ngợi sự tiến bộ của con.
Tuy nhiên, đừng lập mục tiêu quá cao ngay từ ban đầu. Bé có thể
tập trung 10 phút thì chỉ đặt mục tiêu tăng lên 15 phút thôi, hãy
đề ra mục tiêu trong khả năng của bé và từ từ thực hiện như vậy.
Có như vậy, trẻ mới đủ sức thực hiện.

Việc nỗ lực để tăng thời gian tập trung quan trọng hơn nhiều so
với việc nhớ được thêm được 1 từ tiếng Anh hay giải thêm được
một bài toán. Cuốn sách “Talmud” (Tinh hoa trí tuệ Do Thái) cũng
chỉ ra rằng: “Đừng cho trẻ con cá, hãy dạy trẻ cách câu cá”. Khả
năng tập trung là nền tảng cơ bản để học tập và xử lý mọi công
việc, bố mẹ cần đặt trọng tâm vào việc tăng khả năng tập trung
cho con và hãy luôn cố gắng giúp con.

Thứ tư, dành cho con khoảng thời gian tự do sau khi con làm học
và làm bài tập xong. Khi con học, nếu dự tính ban đầu con sẽ mất
1 tiếng nhưng con lại hoàn thành trong 30 phút thì trong 30 phút
còn lại bạn đừng giao thêm bài cho con, cứ để con thích làm gì thì
làm. Khi nói rằng con phải học đúng trong 1 tiếng mà chẳng cần
biết nhanh hay chậm thì con sẽ chẳng có động lực để hoàn thành
nhanh hơn. Và chẳng có lý do gì để tăng khả năng tập trung.

Thứ năm, hãy khen ngợi khi thấy con đang tập trung làm gì đó, ví
dụ: “Con tập trung tốt ghê. Điều này quan trọng lắm đấy”. Việc trẻ
có thể nhận ra khả năng tập trung của mình khá quan trọng. Trẻ
thường không tin vào bản thân. Phải biết rằng mình cũng có lúc
làm tốt thì trẻ mới có thêm động lực để cố gắng.

***

Càng những bé kém khả năng tập trung, bố mẹ càng lên ở bên
cạnh khi con học bài. Chỉ với việc có mặt người khác ở bên cạnh là
trạng thái tập trung của trẻ đã tốt hơn rồi. Hơn nữa mỗi khi tâm
trí trẻ định vẩn vơ sang chuyện khác thì lại được nhắc nhở nên trẻ
sẽ duy trì được sự tập trung. Tương tự như việc gõ nhịp cho người
hát, bố mẹ có thể thỉnh thoảng “đệm” cho con bằng những câu
ngắn như: “Giỏi đấy”, “Tốt quá, tốt quá”, “Có khó không con?”, “Ồ,

336

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.