dụng. Tuy nhiên làm như vậy vừa mệt mỏi lại rất dễ dẫn đến kết
quả không tốt.
Trước tiên bạn phải nắm rõ ba điều này.
Thứ nhất, lớp 3 chưa phải là thời điểm khuyến khích dạy con về
sự cạnh tranh. Trong “Hướng dẫn các môn thể thao dành cho trẻ
em” do Bộ Giáo dục Mỹ quy định, có mục không khuyến khích dạy
các môn thể thao mang tính cạnh tranh cho trẻ nhỏ dưới 8 tuổi.
Không nên tạo không khí cạnh tranh với người khác mà nên giúp
bé có động lực cạnh tranh với chính bản thân mình. Giúp bé đặt
ra những mục tiêu cao hơn so với các mục tiêu trước đó.
Khi bé lớn hơn, trở thành thanh thiếu niên thì những cuộc chơi
không nhượng bộ hay thậm chí sự cạnh tranh khốc liệt lại không
tệ chút nào, ngược lại còn rất đáng khuyến khích. Nhưng khi chơi
với trẻ nhỏ không nên đề cao tính cạnh tranh. Điều quan trọng
nhất là giúp trẻ cảm nhận niềm vui trong cuộc chơi. Nếu không
thể khiến bé vui thì chẳng phải bố đã dành thời gian chơi với con
một cách vô ích đó sao?
Thứ hai, khi xem xét kỹ, tôi thấy dường như bạn đang đặt nặng
quan tâm vào niềm vui bản thân đạt được khi chơi với con và điều
này cũng không phù hợp chút nào. Nam giới có đặc điểm là luôn
muốn chiếm ưu thế hơn trong quan hệ với người khác và sẽ cực
kỳ vui sướng khi đạt được ưu thế đó. Đặc biệt nếu người bố không
để tâm lưu ý thì rất có thể người bố cũng sẽ vô thức sử dụng nhiều
cách thức để chiến thắng con. Nhìn bên ngoài tưởng rằng đây là
cuộc cạnh tranh công bằng nhưng thực ra lại không hề như vậy.
Nếu đội bóng người lớn đấu với đội bóng thiếu nhi để phân thắng
bại thì đâu có thể coi là công bằng. Tương tự như vậy, nếu bố mẹ
coi con là đối thủ cạnh tranh thì rõ ràng đây là cuộc đấu không
công bằng.
Nếu để tìm niềm vui thì bạn có thể tìm niềm vui khác. Chẳng
phải niềm hạnh phúc nhất của người làm bố làm mẹ là nhìn con
lớn lên đó sao. Khi chơi với con cũng vậy, bạn hãy thử tìm hiểu các
tiêu chuẩn phát triển của con vào thời điểm đó và tìm niềm vui,
sự mãn nguyện khi thấy con học được những gì, trưởng thành
như thế nào thông qua những trò chơi với mình. Nếu bạn chỉ tìm
35