niềm vui có được từ sự cạnh tranh thì bạn hãy thi thố với những
người lớn như mình ấy.
Thứ ba, bạn hơi thiếu tinh tế khi đọc cảm xúc của con. Khi con đá
bóng đi chỗ khác nghĩa là trong đường bóng này ẩn chứa cảm xúc
của con. Nói cách khác, lúc này bé đang không vui. Những lúc
như vậy đáng lẽ bạn phải lại gần để xoa dịu con thì bạn lại quá tập
trung vào việc đá đúng hay không. Rõ ràng bạn đã không nắm bắt
được cảm xúc của con.
Con đang muốn thể hiện thật tốt, muốn chiến thắng nhưng lại
không được như ý nên mới khó chịu như vậy. Điều đó không có gì
sai. Khi đó nếu bố nhẹ nhàng khích lệ “Bố hiểu con muốn chiến
thắng. Vì con vẫn còn bé nên chưa thể làm mọi việc theo ý mình
nhưng dần dần sẽ tốt lên thôi. Dù thua con cũng đừng buồn nhé.
Bố sẽ luôn ở bên cạnh giúp con để con ngày càng giỏi hơn, nhé!”
thì con sẽ thấy thoải mái hơn rất nhiều.
Ngược lại, nếu bạn nói rằng “Làm sao con thắng bố được” thì tự
nhiên trẻ sẽ hình thành cách nhìn tiêu cực về bản thân. Những
cậu bé ở tuổi này thường có khuynh hướng nhìn nhận bản thân
mình theo cách nhìn của bố. Bé sẽ nghĩ rằng “Thì ra bố đang coi
thường mình”, “Mình còn kém quá, còn xa mới khá hơn, thật xấu
hổ” những suy nghĩ tiêu cực nối dài và tâm trạng trẻ sẽ trở nên
khó chịu, hành động cũng trở nên tùy tiện. Nghiêm trọng hơn, trẻ
có thể nảy sinh tâm lý né tránh các thử thách. Đây là điều mà các
ông bố có con đang học cấp 1 nên lưu tâm.
***
Bạn nói rằng không muốn dạy con một cách yếu đuối. Tôi xin
mượn lời của đại văn hào Mỹ Mark Twain như sau: “Lòng dũng
cảm không xuất hiện khi không có nỗi sợ hãi. Ngược lại phải đối
mặt với nỗi sợ hãi và chinh phục nó mới tạo ra lòng dũng cảm
chân chính”. Phải chấp nhận việc trẻ có cảm giác mệt mỏi, chán
nản khi gặp khó khăn nào đó. Không phải thấy trẻ sợ hãi, bất an
mà cho rằng bé sẽ trở thành một con người yếu đuối. “Sợ hãi là mẹ
của dũng cảm”, nên khích lệ con có suy nghĩ rằng tuy bây giờ
mình còn kém nhưng trong quá trình khắc phục các khó khăn,
mình sẽ trưởng thành mạnh mẽ hơn.
36