CON CHÚNG TA KHÔNG SAO ĐÂU - Trang 441

không thể không lo lắng, sợ rằng sau này con sẽ gây ra tội lớn hơn.
Trong tình huống này, câu tục ngữ “thói quen năm 3 tuổi theo ta
đến năm 80 tuổi” của người Hàn lại càng khiến các bố mẹ Hàn
Quốc bất an hơn. Mới ít tuổi mà con đã hành động không tốt thì
sau này con sẽ gây ra chuyện nghiêm trọng gì nữa.

Thế nhưng đa số các bé đã từng lấy trộm đồ của bạn khi còn nhỏ
sẽ không trở thành tội phạm khi trưởng thành. Tất nhiên hành
động này của trẻ là không tốt, nhất định phải sửa đổi nhưng
không phải vì thế mà cho rằng con gặp phải vấn đề nghiêm trọng.
Phần lớn các bé đều ở trạng thái hết sức bình thường.

Trẻ có thể thể hiện một số hành động bất thường. Vì con vẫn còn
vụng về và có quá nhiều điều chưa biết. Vậy nên bố mẹ chỉ cần
dạy cho con biết đâu là hành động đúng, làm thế nào mới đúng là
được. Nếu chỉ mới được học một lần thì con chưa thể chín chắn
hoàn toàn ngay. Một số thứ học khá dễ dàng nhưng có một số thứ
lại mất nhiều thời gian. Và trong số những hành động sai, một số
sẽ vẫn tiếp diễn khi con đã lớn. Ví dụ rõ ràng nhất chính là bố mẹ
của con. Chỉ cần nhìn lại mình bố mẹ cũng sẽ thấy rằng bản thân
vẫn còn một số khuyết điểm, những điểm chưa tốt, những thói
quen sai lầm. Tuy nhiên không phải vì thấy ai có khuyết điểm hay
điểm yếu nào đó mà ta nói rằng người đó không bình thường. Và
cũng không phải là người đó không thể sống tốt. Thế nhưng khi
thấy con có nhược điểm, bố mẹ lại là những người không chịu
đựng được. Bố mẹ sẽ hoảng hốt và tìm cách sửa đổi con thật
nhanh, nếu con không thể thay đổi thì bố mẹ sẽ quay sang quát
mắng con và điều đó càng khiến con buồn phiền hơn.

Bố mẹ hãy kiên trì điều chỉnh con dần dần. Bố mẹ không cần phải
lo lắng. Lo lắng chỉ khiến ta hành động thái quá. Hành động quá
khích không những không đem lại hiệu quả mà con khiến con bị
tổn thương, thậm chí khiến cho vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn.

***

Lý do khiến trẻ lấy trộm đồ của bạn rất đa dạng và cũng thay đổi
từng chút tùy theo độ tuổi. Đối với các bé còn nhỏ, con vẫn chưa
hình thành khái niệm “sở hữu” để phân biệt đồ của mình và của
bạn. Ở độ tuổi này, không thể nói việc con lấy đồ của bạn để chơi

440

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.