là lấy trộm. Khi thấy món đồ chơi hay ho, con chỉ “cầm về chơi”
mà thôi.
Ở giai đoạn này, dù người lớn có hỏi “tại sao con lấy đồ của bạn”
thì con vẫn chưa thể nhận thức được đó là lỗi của mình. Con chỉ
nghĩ rằng “Bố mẹ ghét mình nên mới mắng mình như vậy”. Con
sẽ nhớ chuyện bị mắng nhưng lại không biết vì sao mình bị mắng.
Bố mẹ nghĩ rằng mình đã dạy được con không lấy trộm đồ của
người khác nhưng thực ra con lại không hiểu nghĩa của từ “lấy
trộm” là gì. Vì vậy, ở thời kỳ này, thay vì mắng con chuyện đã lấy
đồ của người khác, đầu tiên bố mẹ hãy dạy con về khái niệm “sở
hữu”.
“Con mà bị mất đồ thì con sẽ buồn phải không nào? Món đồ chơi
kia là của bạn khác mà. Con mang về chơi thế này thì bạn sẽ buồn
lắm đấy. Vì vậy con không được mang về thế này nhé”.
“Mọi đồ vật đều có chủ nhân của nó mà. Chủ nhân mới là người có
thể giữ đồ vật ấy. Nếu con không phải là chủ nhân thì không được
giữ nó đâu. Nếu muốn chơi thì con phải được bạn cho phép đã
nhé. Nếu bạn không đồng ý thì con sẽ buồn nhưng mà con vẫn
không được lấy món đồ đó đâu nhé. Có một số thứ mọi người sẽ
cùng là chủ nhân chung. Những thứ đó con có thể chơi nhưng
không được chơi một mình. Cũng không được tự ý mang về nhà,
con nhé.”
Chỉ cần bố mẹ bình tĩnh giải thích cho con như vậy là được. Bố mẹ
có thể cùng chơi trò chơi dán tên chủ nhân lên đồ vật. Đó là trò
chơi dán tên của người sở hữu món đồ nào đó trong nhà. Đồ của
con, của em, đồ của con và em, của mẹ, của bố, đồ của bố và mẹ,
đồ dùng chung của cả gia đình, bố mẹ vừa cùng con chơi trò dán
tên như vậy vừa dạy được cho con về khái niệm sở hữu.
Trong trường hợp con đã hiểu rõ khái niệm sở hữu mà vẫn lấy
trộm tiền hoặc đồ vật thì có thể chia thành ba nguyên nhân như
sau:
Thứ nhất, con không được thỏa mãn nhu cầu do đó lấy trộm của
người khác. Nhu cầu là khái niệm trừu tượng mang tính chủ quan
nên tùy mỗi người mà nhu cầu sẽ nhiều, ít khác nhau. Và cũng
tùy theo sự thay đổi tình huống mà có thể những nhu cầu trước
441