con rõ ràng hơn. Con thà bị mắng để được mẹ quan tâm còn hơn
là chẳng được mẹ để ý. Hơn nữa, sau khi quát mắng con, bố mẹ
thường có xu hướng đối xử với con tốt hơn. Việc này cũng coi như
là để bù đắp cho con. Vì vậy con lại tìm cách lặp lại hành động xấu
để “được” bố mẹ mắng. Đây là hình ảnh thường gặp ở các bé trong
độ tuổi tiểu học.
Thứ ba, quan hệ bạn bè cũng có thể trở thành nguyên nhân của
hành vi lấy trộm đồ của người khác. Đây là hiện tượng thường gặp
trong hành vi của trẻ từ sau khi bước vào tuổi teen. Có trẻ cố tình
thực hiện những hành động nguy hiểm để thể hiện sức mạnh với
bạn bè, cũng có trẻ làm theo bạn khác để không bị bạn bỏ mặc.
Trong số những trẻ lấy trộm đồ vì thiếu thốn về mặt kinh tế thì
nhiều trường hợp là xuất phát từ nguyên nhân trẻ thích tỏ ra ta
đây, muốn thể hiện rằng “chuyện này quá vặt vãnh với mình”.
Trong trường hợp này, cần phải tạo ra cách khác để trẻ có thể
được bạn bè công nhận hoặc phải giải quyết được vấn đề cấp thiết
trong quan hệ bạn bè là việc trẻ mong muốn được bạn bè công
nhận, thán phục.
***
Tùy theo nguyên nhân mà cách giải quyết sẽ khác biệt, tuy nhiên
dù ở trong trường hợp nào thì điều quan trọng nhất vẫn là thái độ
của bố mẹ. Điều bố mẹ cần làm nhất là không được nổi nóng thái
quá. Một số bố mẹ biểu hiện như thể “trời sập đến nơi” và phản
ứng một cách cực đoan theo kiểu “hai bên cùng chết”. Thế nhưng
nếu bố mẹ nóng giận quá mức con sẽ chẳng học được gì từ bố mẹ.
Hãy bình tĩnh chỉ ra cho con hiểu lỗi sai của mình.
“Con mang đồ của người khác về thì người đó sẽ buồn thế nào?
Nếu vì không tìm thấy mà người đó nổi nóng hoặc bỏ tiền ra mua
lại thì chẳng phải oan uổng quá sao. Con còn nhỏ nên vẫn chưa
thể kiềm chế khi muốn sở hữu một thứ gì đó. Vì vậy bây giờ con
vẫn được bỏ qua. Nhưng nếu sau này lớn lên rồi mà vẫn hành
động như vậy thì con sẽ trở thành tội phạm đấy.”
Sau khi chỉ ra sai lầm của con, bố mẹ phải trả lại món đồ cho chủ
nhân ban đầu. Nếu đó là hàng hóa ở cửa hàng thì bố mẹ cùng còn
tới của hàng, xin lỗi chủ cửa hàng. Cũng không được lảng tránh
443