CON CHÚNG TA KHÔNG SAO ĐÂU - Trang 60

mình muốn nhưng lại không thể giao tiếp tích cực, phát âm quá
ngọng hoặc chỉ có thể nói những từ đơn lẻ như “mẹ”, “bố”, lời nói,
hành động ngôn ngữ cơ thể hoặc hoạt động giao tiếp không thể
thực hiện được, thì ngay lập tức bố mẹ cần đưa con tới khám tại
các cơ sở y tế, bác sĩ chuyên khoa. Trong trường hợp này, có thể
nghi ngờ trẻ đang mắc chứng tự kỷ và tùy vào thời điểm phát hiện
khi nào, hỗ trợ ra sao, sẽ có sự khác biệt lớn ở tương lai của trẻ.

Nếu bé không gặp vấn đề về hành động tương tác giao tiếp, chỉ là
chậm nói thì người thân chỉ cần can thiệp tích cực ở nhà để tăng
cường khả năng ngôn ngữ cho bé. Khi bé được ông bà, người giúp
việc trông và ít giao tiếp thì bố mẹ cần phải trực tiếp hỗ trợ. Bắt
chuyện với bé nhiều hơn, khi bé đang chơi thì ngồi bên cạnh và
mô tả hành động của bé như đang tường thuật một trận đấu thể
thao sẽ rất có hiệu quả. Ví dụ, “Ồ, thì ra con đang chơi xe ô tô đỏ.
Con đẩy lùi xe thế sao? À, chỉ cần thả tay ra là xe sẽ lao về phía
trước. Ôi, xe đâm rầm vào tường rồi. Lần này là xe màu xanh lam?
Ơ, xe này nhỏ hơn xe lần trước kìa. À, con không chơi xe màu
xanh lam mà chuyển sang xe màu xanh lá cây à? Xe này không có
nắp rồi”.

Để con phát triển ngôn ngữ, cần tạo ra nhiều cơ hội giao tiếp qua
lại với trẻ và chủ động can thiệp. Bố mẹ hãy nhìn vào mắt trẻ, khi
bé nhìn ai đó, hay đồ vật nào đó từ 2 lần trở lên nghĩa là bé đang
muốn nói gì đó. Ví dụ, khi bé liên tục nhìn vào than củi, bạn hãy
nói “Than củi đấy con. Than củi khử sạch mùi trong nhà”. Hoặc
khi bé “ư ư” như muốn nói gì đó, bạn hãy nói “À, con bảo mẹ…?”,
bố mẹ hãy đọc ý nghĩ của con và giúp con thể hiện chính xác điều
con muốn nói. Khi để ý kỹ những âm thanh của bé, ban đầu tưởng
như đó chỉ là những âm thanh vô nghĩa nhưng thực ra lại có ý
nghĩa riêng biệt nào đó. Khi bạn càng nhanh chóng nắm bắt âm
thanh của trẻ và phản ứng lại thì bé càng nhận biết lời nói là
“phương tiện giao tiếp” và tích cực nói hơn.

Tuy nhiên bạn không nên liên tục nhắc bé nói hoặc hỏi bé. Càng
như vậy bé sẽ càng thu mình lại và lảng tránh nói chuyện. Chỉ cần
mọi người xung quanh tích cực nói chuyện với bé, nói thật chậm,
dễ hiểu, rõ ràng để bé nghe hiểu được. Và nếu có thể thì nên để bé
được nghe nhiều giọng nói khác nhau. Tuy cùng một câu nói

59

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.