CON CHÚNG TA KHÔNG SAO ĐÂU - Trang 65

bé, mẹ lại nhắc nhở “Con phải chăm chỉ hơn chứ”, hoặc “Con phải
nghe lời cô giáo chứ” mà không hiểu cho tâm trạng của bé. Sau
khi bị từ chối như vậy vài lần bé sẽ lảng tránh trò chuyện với mẹ.
Mẹ luôn tò mò muốn biết sinh hoạt trong ngày của con ra sao
nhưng con lại cho rằng dù có kể chuyện với mẹ cũng chẳng mang
lại ích lợi gì. Chi bằng đừng nói có khi lại tốt hơn và trả lời qua loa
câu hỏi của mẹ.

Nếu các hoạt động hoặc sinh hoạt ở lớp thật sự thú vị thì bé sẽ tự
động nói nhiều hơn. Ngược lại, bé sẽ không muốn nhắc tới chủ đề
này. Vì chỉ cần nhắc tới là những cảm xúc không tốt lại trỗi dậy.
Không có ai muốn nghĩ tới những giây phút tồi tệ. Hơn nữa, bé đã
cố gắng bày tỏ những cảm xúc tiêu cực của mình nhưng mẹ lại
không đồng cảm vì vậy dần dần bé ít chia sẻ, thậm chí không chịu
nói cả những chuyện quan trọng.

***

Đối với các bé chậm nói, kém tập trung, nếu bố mẹ không thể nói
chuyện hòa hợp với con thì bố mẹ cần thay đổi phương thức nói
chuyện. Đặc biệt với các bé kiên quyết không chịu nói vì đã từng
cố gắng kể những chuyện khó chịu với mẹ mà mẹ không hưởng
ứng thì càng nên thay đổi cách trò chuyện.

Điều quan trọng nhất là bố mẹ cần trò chuyện với con nhiều hơn.
Nếu bố mẹ hỏi “Hôm nay ở trường con làm những gì?” thì bé sẽ
cho rằng bố mẹ hỏi để dạy dỗ mình điều gì đó, giám sát mình hoặc
quản lý mình. Thay vì làm như vậy, đầu tiên bố mẹ cứ nói chuyện
vu vơ, bâng quơ với bé. Hãy thử cầm lấy đồ chơi của bé và gợi
chuyện “Đây là gì thế nhỉ? Hay quá, bạn con cũng thích chơi trò
này à?”, “Cái này chơi thế nào đây? Mẹ cũng muốn chơi thử”… dần
dần bé sẽ tự nhiên kể chuyện về đồ chơi, bạn bè. Bố mẹ cần tạo
tình huống tự nhiên để bé thoải mái trò chuyện. Như vậy mới có
thể thúc đẩy khả năng ngôn ngữ của bé cả về lượng và chất.

Người lớn chúng ta cũng vậy, ít người cảm thấy thoải mái khi có
người hỏi hôm nay làm gì. Ai cũng sẽ phản ứng theo kiểu phòng
vệ. Tất nhiên, một số trẻ thích được người khác quan tâm sẽ rất
thích những câu hỏi kiểu đó. Nhưng các bé ấy chỉ là thiểu số. Đối
với các bé đang trong giai đoạn phát triển, chưa thể sử dụng ngôn

64

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.