CON CHÚNG TA KHÔNG SAO ĐÂU - Trang 70

Thông thường các bé trên 4 tuổi có thể sử dụng phương pháp tự
điều chỉnh là dùng lời nói để an ủi bản thân. Bé sẽ tự trấn an
những lo lắng của mình rằng “Không sao, trước đây mình cũng
từng như vậy mà có sao đâu” nhưng bởi đây mới chỉ là những lần
đầu bất an nên bé chưa quen với việc tự an ủi mình. Vì vậy thỉnh
thoảng bé vẫn mút tay hoặc mang theo búp bê bên mình để kiểm
soát bất an thông qua những kích thích cảm giác.

Thứ hai, trẻ trên 5 tuổi mà vẫn thường xuyên mút tay thì cần
nghi ngại bé đang có bất an, căng thẳng quá độ nào đó. Lúc này,
điều quan trọng không phải là bắt bé dừng thói quen mút ngón
tay mà quan trọng là tìm ra nguyên nhân của sự căng thẳng quá
độ ấy và giải quyết dứt điểm. Nếu không giải quyết được nguyên
nhân mà bắt bé dừng thói quen đang có thì chắc chắn bé sẽ tìm
tới hành động khác để xử lý bất an. Các hành động thay thế phổ
biến thường thấy là cắn môi, dứt tóc, sờ bộ phận sinh dục…

Khi xuất hiện các hành động nêu trên, bố mẹ cần cân nhắc xem
phải chăng bé đã bị bố mẹ quát mắng quá nhiều, bị bố mẹ liên tục
đưa ra những mục tiêu cao hơn khả năng bản thân hoặc bé bị
căng thẳng nhiều từ khi có em hay không… Có thể bố mẹ sẽ nghĩ
rằng “Những đứa trẻ khác cũng đều trải qua cả, sao con lại cảm
thấy như vậy chứ?”. Nhưng thực sự đây là suy nghĩ sai lầm. Tôi
không muốn thừa nhận điều này nhưng có những việc dễ dàng
với con nhà người khác thì lại khó khăn với con nhà mình. Ngược
lại, có những việc con mình “thừa sức” thực hiện thì những đứa
trẻ khác lại rất chật vật mới làm được.

Thứ ba, trường hợp trẻ có thói quen mút tay do chịu căng thẳng
trong thời gian dài bởi những bất mãn khi nhu cầu không được
đáp ứng. Những đứa trẻ thích được chơi đùa nhiều nhưng lại ít
được chơi sẽ bộc lộ sự bất mãn bằng những thói quen vô nghĩa.
Hành động mút tay sẽ xuất hiện trong trường hợp bé muốn hoạt
động thể chất thật nhiều nhưng lại không có cơ hội, bé muốn chơi
với người khác nhưng lại không thể kết bạn với ai, bé muốn chơi
với mẹ nhưng mẹ lại quá bận nên không thể đáp lại mong đợi của
bé. Trong những trường hợp này chỉ cần đáp ứng đủ nhu cầu vui
chơi của bé là thói quen mút tay sẽ dần biến mất.

69

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.